DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Đức tin và di truyền

TÍN NGƯỠNG TRONG CÁI NHÌN CỦA NHÀ TÂM LÝ DI TRUYỀN HỌC – LỢI ÍCH CỦA TỊNH, THIỀN, YOGA VÀ TAICHI
Trần-Đăng Hồng, PhD
 
Như đã được đề cập trong bài “Tính cực đoan và độc ác được di truyền” (9), tư duy là do nhiều gen, có thể tới hàng trăm, chi phối. Thái độ, chính kiến, niềm tin, v.v. là những dạng của tư duy, do môi trường chi phối (9).
Dạng “niềm tin” được nghiên cứu nhiều nhất là đức tin tôn giáo (faith) tức tín ngưỡng (2,3). Từ ngữ “tôn giáo” trong bài này có ý nghĩa khái quát, không chỉ đích danh một tôn giáo nào như Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, hay hàng trăm dạng tôn giáo khác, mà nói chung là mọi hình thức tôn thờ đấng thần linh. Tương tự như vậy, God trong bài này là đấng thần linh siêu việt tối thượng – tạm dịch (không chính xác) là “thượng đế”, hay “ông Trời” theo lối nói dân dã.
Theo các nhà tâm lý học, người có đức tin tôn giáo thường là người có đặc tính thân thiện với mọi người, vị tha, có lương tâm và có khả năng tự chủ kiểm soát được ý chí của mình (1).
Chỉ cách trước đây 25 năm, các nhà triết học đều cho rằng đức tin tín ngưỡng là sản phẩm của xã hội, do môi trường nuôi dưỡng chi phối. Nếu ta được sinh ra ở Saudi Arabia và cha mẹ theo Hồi Giáo chắc chắn ta là Hồi Giáo ở tuổi niên thiếu. Tương tự như vậy, nếu ta sinh ra ở Ấn Độ và đấng nuôi dưỡng ta theo Ấn Độ Giáo thì ta cũng Ấn Độ Giáo. Tuy nhiên, kể từ 2004 các nhà di truyền tâm lý học chứng minh rằng đức tin được di truyền, nhưng phần di truyền biến đổi theo tuổi tác và chỉ chiếm khoảng 1% đến 40% (1, 4). Phần còn lại là do môi trường xã hội, yếu tố nuôi dưỡng, văn hóa, v.v. chi phối.
Các khoa học gia ngành di truyền và tâm lý học đã sử dụng phương pháp phân tích tâm lý và DNA để nghiên cứu đức tin. Đối tượng dễ nghiên cứu nhất là các cặp song đôi giống y nhau (identical twins, phát triển từ một trứng phân đôi nên có cùng chung 100% bộ di truyền y hệt nhau), hay anh chị em sinh đôi (fraternal twins, phát triển cùng lúc từ hai trứng khác nhau nên có chung 50% bộ di truyền giống nhau). Các cặp song sinh này được nuôi dưỡng bởi cùng cha mẹ, hay trong các nhà mồ côi khác nhau, hay cha mẹ nuôi khác nhau, có môi trường nuôi dưỡng khác nhau. Tâm lý được theo dõi phân tích từ lúc niên thiếu cho tới tuổi trưởng thành (5 đến 30 tuổi) (2,3).
Nhà tâm lý học Laura Koenig thuộc Đại học Minnesota ở Minneapolis nghiên cứu 169 cặp song đôi giống y nhau và 104 anh chị em sinh đôi, tất cả đều được sinh ở Minnesota. Kết quả cho thấy, ở tuổi niên thiếu, tất cả trẻ song đôi hay anh chị em sinh đôi có cùng đức tin của cha mẹ hay của người nuôi dưỡng. Tuy nhiên ở tuổi trưởng thành chỉ có cặp song đôi có cùng chung đức tin và có cùng chung cường độ tín ngưỡng. Ngược lại, ở tuổi trưởng thành anh chị em sinh đôi có thề trở nên khác biệt tới 30% về đức tin cũng như cường độ tín ngưỡng (2, 3).
Nhiều cuộc nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ và Âu Châu (4, 6) cũng trên trẻ song sinh đều có kết quả tương tự.
Ts Dean Hamer (4,6) nghiên cứu sự liên quan giữa đức tin vào đấng thần linh siêu việt với DNA của hơn 2000 người, ông cho rằng đức tin vào thượng đế là do sự tương tác giữa các hóa chất trong bộ não (4, 6). Ông nhận thấy các hóa chất truyền dẫn trong bộ não gắn liền với âu lo và các xúc động khác, kể cả hạnh phúc và buồn rầu. Các hóa chất này hình như giữ vai trò trong lúc thiền định (meditation) của các nhà tu hành, lúc tinh thần hướng đến sự cao cả của siêu thiên nhiên.
Tóm tắt các nghiên cứu độc lập từ nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới có liên quan tới đức tin cho kết quả như sau.
(i) Có nhiều gen chi phối đức tin và được di truyền. Gen đức tin chính được xác định là gen VMAT2 (viết tắt từ “Vesicular MonoAmine Transporter 2”, tạm dịch Túi Monoamine Vận chuyển 2) và được nhà di truyền học Dean Hamer thuộc cơ quan National Institutes of Health Hoa Kỳ đặt tên là “God Gene” năm 2004, và được mô tả cách vận hành trong quyển sách của ông “The God Gene: How Faith is hardwired into our Genes” (4).
(ii) Gen VMAT2 không biểu hiện ở tuổi ấu thơ. Niềm tin cũng như đức tin của đứa bé chi phối hoàn toàn bởi cha mẹ hay môi trường nuôi dưỡng. Cha mẹ theo tôn giáo nào, cường độ tôn sùng đạo như thế nào thì đứa con y hệt như vậy (2, 3). Chính môi trường nuôi dưỡng thời thơ ấu có ảnh hưởng lâu dài trong cả cuộc đời, và khó tẩy não (brain wash) sau này. Chính vì vậy, “nhồi sọ” lúc tuổi ấu thơ bằng cực đoan, khi trưởng thành có nhiều khả năng thành cực đoan.
(iii) Ở vào tuổi trưởng thành, khi sống độc lập với gia đình hay người nuôi dưỡng, gen chi phối đức tin mới hoạt động, lúc đó thiên kiến của mình mới biểu hiện, có thể giống với cha mẹ, có thể khác hoàn toàn, và cường độ tín ngưỡng cũng biến thiên, tùy theo môi trường tiếp cận bên ngoài lúc trưởng thành. Chẳng hạn, đa số theo tôn giáo của cha mẹ, nhưng có thể bỏ đạo để theo một đạo khác, có thể trở thành vô thần cũng như có thể đi tu, hay khi nhỏ đi tu nhưng khi lớn lên sống lại đời trần tục, hay đức tin có thể mãnh liệt hơn như sn sàng tử vì đạo, hay có thể quá khích cực đoan ôm bom tự sát để giết kẻ cho là đối nghịch với tôn giáo của mình (như cảm tử quân Nhà Nước Hồi Giáo IS).
(iv) Gen di truyền đức tin tín ngưỡng giữ một phần nhỏ trong định hướng tôn giáo của con người, chính môi trường xã hội và môi trường nuôi dưỡng mới thật sự quan trọng (1). Gen đức tin tạo con người tin vào đấng thần linh siêu việt, và người có tín ngưỡng thực hiện lề lối tôn giáo. Nhưng chính địa lý, văn hóa, lịch s và môi trường quyết định con người tôn thờ một tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, v.v. hay một trong hàng chục chi nhánh của những tôn giáo này (1). Carl Zimmer (4) cho rằng gen VMAT2 chỉ đóng góp khoảng 1% trong di truyền đức tin tôn giáo mà còn biểu hiện ở niềm tin vào nhiều thiên kiến khác, như chính kiến (chính trị), đảng phái. Chẳng hạn, người trung kiên trong Đảng Xanh bảo vệ môi trường (Green Party) có niềm tin vào các biện pháp phải có an toàn tuyệt đối ở các lò nguyên tử từ địa điểm xây dựng cho tới thiết kế và biện pháp xử lý, tương tự như người mộ đạo tin vào đấng siêu việt. 
(v) Tương tự như vậy, nhiều nhà khoa học tâm lý và di truyền cho rằng gen VMAT2 chi phối tư duy con người (1) mà đức tin chỉ là một phần, bởi vì đối với người mộ đạo đó là đức tin, đối với người làm chính trị đó là chính kiến, đối với đảng phái đó là lòng trung thành, v.v. Tùy theo môi trường nuôi dưỡng mà tư duy biến đổi theo nhiều dạng khác nhau. Cha mẹ làm chánh trị, con cái có chính kiến như cha mẹ. Cha mẹ tôn sùng mộ đạo thì con cái có đức tin tôn giáo cao.
(vi) Chính môi trường bao gồm văn hóa, giáo dục, ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều vào thái độ, tư duy, niềm tin hay đức tin của con người nhiều hay ít. Tại sao, có sự biến thiên đức tin tôn giáo rất lớn ở con người ngay cả các thành viên trong cùng một gia đình hay cộng đồng, chẳng hạn có thể từ vô thần (không tin vào tôn giáo), có người tin nhưng sống đời trần tục, có người mộ đạo khấn nguyện hàng ngày, có người đi tu, có người sn sàng tử vì đạo, có người tình nguyện ôm bom tự nỗ để giết người không thuộc tôn giáo mình?
(vii) Ngoài gen VMAT2, còn rất nhiều gen khác nữa chi phối vào niềm tin và hành vi con người, kể cả tính cực đoan và ác độc (7, 8, 9).
 
Phần nào trong bộ não kiểm soát đức tin
Đức tin vào tôn giáo có tính ph quát, chỉ thấy có ở loài người, từ thượng cỗ đến ngày nay, ở mọi dân tộc, mọi văn hóa, mọi trình độ văn minh và mọi giai cấp trong xã hội. Đức tin tín ngưỡng là một cơ chế trong tiến hóa của loài người, con người phải tin tưởng vào đấng siêu việt để giải tỏa những huyền bí của thiên nhiên, để có cuộc sống lạc quan, và vì vậy qua hàng triệu năm được tuyển chọn bởi thiên nhiên nên đức tin được khắc ghi vào bộ di truyền, trong bộ não con người. Vậy phần nào trong bộ não là địa điểm của đức tin vào đấng chí tôn (God spot). Để xác định vị trí của bộ não chi phối phần đức tin, các nhà khoa học dùng máy chụp hình cộng hưng điện từ (magnetic-resonance) để ghi hình ảnh phần bộ não lúc đức tin cao điểm, như lúc hành lễ tôn giáo.
Các nhà khoa học khám phá rằng người có đức tin vào bất cứ tôn giáo nào, cũng như kẻ vô thần, đều sử dụng một dòng điện trong bộ não để giải quyết lúc nhận câu hỏi hóc búa về đạo đức, và cũng dòng điện này được sử dụng khi người có đức tin đang hướng về đấng chí tôn.
Với máy scan này, họ khám phá vài vùng trong bộ não có liên hệ tới tín ngưỡng.
 


Hình 1
. Ba thùy chánh trong bộ não chi phối tín ngưỡng
 
Thùy trán (Frontal lobes) là phần nằm trong thùy trán của vỏ não (frontal lobes of the cortex), là phần chỉ có ở loài người (Hình 1). Thùy trán giữ vai trò quan trọng trong c động có ý thức như đứng, đi, chạy, nhảy. Chức năng của thùy trán bao gồm khả năng tiên đoán do tích tụ kinh nghiệm hiện tại, khả năng phân biệt giữa thiện và ác, cái tốt và cái xấu, cái nào tốt hơn hay tốt nhất, khả năng đè nén hành vi nào cho là xấu xa, và khả năng xác định sự tương đồng và dị biệt giữa sự việc và sự kiện. Thùy trán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp các bộ nhớ, thường là những ký ức liên quan đến cảm xúc, làm thay đổi những cảm xúc cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội chấp nhận được. Tóm lại, thùy trán có chức năng kiểm soát đạo đức (10). Ngoài ra, qua kỹ thuật chụp hình MRI bộ não, khi tập trung tích cực vào cầu nguyện, hay lúc thiền định, hay tập trung chú ý vào một vật thể thì thấy ở thùy trán có một vùng kích hoạt tích cực, đó là vùng kiểm soát chú ý (13) (Hình 2). Ngược lại, khi tâm trí đầu hàng ý chí của mình hay khi nói chuyện qua lưỡi thì hoạt động của thùy trán suy giảm, nhưng hoạt động của thalamus gia tăng. Thalamus là một cấu trúc nhỏ điều chỉnh lưu lượng thông tin cảm giác đến nhiều nơi trong não. Điều này cho thấy lời nói còn được tạo ra từ một số nơi khác với trung tâm ngôn ngữ bình thường tức là vùng Wernicke ở thùy thái dương (13) (Hình 3).

 
Hình 2. Vùng chú ý ở thùy trán lúc bình thường (trái, màu cam), được kích hoạt khi cầu nguyện tích cực (phải, màu đỏ)
 

Hình 3. Vùng chú ý mới được kích hoạt trong lúc hát hay nói bằng lưỡi
 
 
Thùy thái dương (temporal lobe). Thùy thái dương nằm dưới thùy trán và thùy đỉnh (Parietal lobe), là vùng chính của não khi tiếp cận với tín hiệu giác quan, có khả năng thâu nhận và diễn giải tín hiệu từ tai (thính giác) và từ mũi (khứu giác). Một vùng quan trọng trong thùy thái dương là vùng Wernicke là trung tâm ngôn ngữ, có khả năng nhận thức ngôn từ và giải thích nghĩa của từng tiếng. Nếu vùng này bị chấn thương (như bị tai biến) thì người bệnh gặp khó khăn trong nói năng và thấu hiểu vấn đề. Thùy thái dương cũng là bộ nhớ ghi nhận ký ức, như hình ảnh, ngày tháng, địa điểm, nơi thâu nhận, xử lý tín hiệu giác quan, tồn trữ, diễn gii, rồi liên kết các cảm xúc cho thích hợp.
Theo các nhà tâm lý học, thùy thái dương cũng là nơi chi phối đức tin. Điều dễ nhận thấy nhất là chứng bệnh động kinh thùy thái dương (Temporal lobe epilepsy) làm bệnh nhân thường thấy những chuyện thần kỳ của tôn giáo mình mà người thường lúc đó không thấy. Một thí nghiệm thực hiện bởi TS Vilayanur Ramachandran thuộc University of California, San Diego, bằng cách đo các luồng điện của bộ não của những bệnh nhân động kinh thùy thái dương trong lúc lần lượt hỏi một số câu hỏi liên quan đến tôn giáo, dục tình hay câu hỏi vô thưởng vô phạt không liên quan gì và nhận thấy mỗi khi đề cập đến khía cạnh tín ngưỡng tôn giáo thì có dòng điện cảm ứng rất rõ rệt ở thùy thái dương (10).
Thùy đỉnh (Parietal lobe). Thùy này ở đỉnh đầu, là nơi kết hợp thông tin giác quan đủ loại, bao gồm cảm giác về không gian và định vị phương hướng, vùng tiếp nhận cảm giác chủ yếu là xúc giác. Tín hiệu xúc giác đến từ da như cảm giác sờ, nhiệt độ, đau nhức được hạch thalamus (đồi thị) truyền đến thùy đỉnh.
Một thí nghiệm khác cho biết là phần trên của thùy đỉnh cũng tham gia vào việc kiểm soát đức tin tôn giáo, đặc biệt khi những yếu tố huyền bí làm người tu hành có cảm giác lâng lâng bay bổng lúc thiền định (meditation).
TS Andrew Newberg thuộc Đại học Pennsylvania, tiêm vào bộ não của vị sư Phật giáo một chất đồng vị phóng xạ lúc đang trong trạng thái thiền định cao điểm và dùng máy chụp hình theo dõi sự phân phối chất phóng xạ trong não và thấy tập trung ở phần thùy đỉnh (12) (Hình 5).
 

Hình 4. Năm vùng trong bộ não chi phối tín ngưỡng và tâm linh
 

 
Hình 5. Hình ảnh phân phối chất đồng vị phóng xạ (màu đỏ)ở thùy đỉnh (parietal lobe) ngay trước lúc thiền (hình trên) và lúc thiền cao điểm (hình dưới)
 
Như vậy, không có một địa điểm duy nhất nào gọi là vị trí God Spot. Một cách tổng quát, có 5 vùng chánh góp phần vào đức tin tín ngưỡng và tâm linh (Hình 4).
Vùng giao cảm vũ trụ (cosmic unit sensation) nằm ở thùy đỉnh, là vùng có khả năng giao tiếp với thế giới siêu nhiên (supernatural world) siêu hình (metaphysical world). Chẳng hạn người lên đồng có khả năng này.
Vùng đối thoại nội tâm linh vô ngã (Inner spiritual non-ego dialogue) là nơi giao điểm của ba thùy là thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy trán, được xem là trung tâm của ngôn ngữ.
Vùng ứng x hình ảnh tâm linh (response to spititual images) nằm ở thùy thái dương, là vùng tâm linh tạo ảo ảnh thấy thần linh hay hình ảnh huyền bí ở cỏi âm.
Vùng tập trung tư tưởng và hoạch định hành động (attention-focus and action planning) nằm ở thùy trán, là thùy chi phối tập trung chú ý và hoạch định. Khi tâm thức ở trạng thái tỉnh lặng lúc thiền định thì vùng này hoạt động mạnh (Hình 5).
Vùng cảm xúc tôn giáo và tâm linh (religious and spiritual emotions) nằm ở trung tâm thùy thái dương.
 
Thái độ, đạo đức và tín ngưỡng là kết quả cửa sự tương tác giữa các kích thích tố dẫn truyền thần kinh.
Theo nghiên cứu Ts Dean Hamer (4, 6), có sự liên hệ chặt ch giữa protein mã hóa VMAT2 giữ vai trò vận chuyển túi monoamine điều hành sản xuất hóa chất trong bộ não là serotonin, dopamine và norepinephrine. Các hóa chất này giữ vai trò điều khiển hoạt động của phần bộ não chi phối vào thái độ, xúc động tâm lý và lương tâm, và đức tin vào sự kiện huyền bí.
Serotonin là chất 5-hydroxytryptamine (5-HTT), được sản xuất bởi tế bào máu và bởi tế bào trung khu thần kinh ở não, serotonin được cho là có nhiệm vụ chính trong việc điều hòa cảm quan hạnh phúc như sảng khoái, ăn ngon, giấc ngủ. Nó cũng có phận sự trong nhận thức, trí nhớ, kinh nghiệm học tập,phán xét đạo đức và các hành vi ứng xử trong xã hội, ngăn cản việc bộc phát tính bốc đồng hiếu chiến, chi phối tư cách và cách cảm ứng tình cảm của con người (9). Số lượng serotonin thấp thì liên quan đến trầm cảm và buồn bã, có thể đưa đến tự tử. Ngược lại, lượng serotonin càng cao thì con người càng cảm thấy sảng khoái và hạnh phúc (9). Khi thực hành lễ nghi tôn giáo, người mộ đạo có tinh thần trở nên thanh thản hạnh phúc vì lượng serotonin dẫn truyền thần kinh tăng cao.
Dopamine là chất 3,4-dihydroxyphenethylamine từ chất L-Dopa được tổng hợp trong bộ não và thận. Trong bộ não, dopamine là chất lưu truyền qua hệ thần kinh mang tín hiệu đến mọi tế bào thần kinh trong cơ thể. Cơ thể cần chất dopamine cho sự thăng bằng và vận động bình thường. Thiếu dopamine thì cơ thể mất thăng bằng khi đi đứng, tay chân run ry như người bịnh Parkinson. Ngược lại, nếu lượng dopamine quá cao tạo con người trở nên ghiền nghiện, mất sự chú ý, thích khoái lạc, hệ miễn nhiễm suy nhược, tụy tạng (pancreas) sản xuất ít insulin và tính tình trở nên hung hăng ưa bạo động, hiếu chiến, sống vô đạo đức (10, 12).
Norephredine (hay noradrenalin) là một kích tố dẫn truyền thần kinh. Trong bộ não, norepinephrine được sản xuất trong nhân tế bào. Nhiệm vụ tổng quát của norephredine là động viên bộ óc và cơ thể hành động. Khi ngủ, lượng norepinephrine thấp nhất, gia tăng lúc thức dậy, và cực cao điểm khi tinh thần căng thẳng hay gặp lúc nguy khốn. Trong bộ não norepinephrine làm gia tăng tính báo động, cảnh giác, tính chú ý, cũng như làm gia tăng lo sợ (11).
Sự tương tác giữa các chất kích thích tố thần kinh này với các liều lượng khác nhau sẽ tạo nên một giải phản ứng khác nhau ở tư duy mỗi người, vì vậy đức tin rất khác nhau giữa mọi người.
 
Lợi ích của khấn nguyện, tịnh, thiền, yoga và taichi
Từ nhiều thập niên qua, ai cũng biết các phương pháp luyện tập vừa tâm trí vừa thể xác (mind-body intervention, MBI) như Yoga, Taichi, Khí công (Qigong), hay chỉ thuần tâm trí (mindfulness) như Thiền định (meditation), tịnh, khấn niệm nguyện cầu, hay tập hít thở thật sâu hay thư giản (relaxation) đều rất tốt cho sức khỏe và tâm trí.
Mới đây, ngày 15/6/2017, tạp chí Frontier in Immunology đăng tải một bài của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Coventry tổng hợp 18 nghiên cứu thực hiện trong suốt hơn 11 năm với 846 bệnh nhân cho biết các phân tử trong bộ di truyền biến đổi ra sao và làm sao các biến đổi này có lợi cho sức khỏe và tâm trí do luyện tập các phương pháp MBI như yoga, thiền định, taichi (14).
Căn thẳng tinh thần (stress) là một phản ứng bộc phát của cơ thể khi đương đầu với những nghịch cảnh và vấn nạn. Phản ứng này tác hại cho sức khỏe nếu tình trạng căng thẳng trầm trọng và kéo dài kinh niên vì hậu quả có thể làm biến đổi sinh học, làm giảm chất xám trong não, và còn ảnh hưởng đến chức năng của gen trong bộ di truyền.
Trong bộ não, nơi chi phối căng thẳng và cảm nhận đau đớn là trục hạch hypothalamus – pituitary – adrenal (HPA) và hệ thần kinh giao cảm (SNS, sympathetic nervous system).
Khi tinh thần căng thẳng do nghịch cảnh như lúc tang gia, hốt hoảng khi biết có bệnh ngặt nghèo, bị chấn thương, hay khủng hoảng tài chánh, hay làm việc quá cân não, v.v., hệ gen trong não bộ sản xuất một phân tử CTRA (Bảo tồn phản ứng được phiên mã đối với nghịch cảnh - Conserved Transcriptional Response to Adversity). CTRA có 2 đặc tính chính.
Đặc tính thứ nhất là điều khin những gen gây chứng viêm ở tế bào qua trung gian lần lượt của phân tử NF-kB (nuclear factor kappa B), phân tử này điều khiển những gen trong bộ di truyền sản xuất những protein có tên cytokines. Đồng thời, hệ thần kinh giao cảm (SNS) khởi động sản xuất kích thích tố dẫn truyền thần kinh epinephrine và norepinephrine.
Trong trường hợp người có sức khỏe với tâm trí bình thường, epinephrine và norepinephrine ở thể cân bằng, cytokines bị ngăn cản hoạt động, nên không có chứng viêm.
Trong trường hợp bị căng thẳng tinh thần, 2 chất này không còn cân bằng, cọng thêm ảnh hưởng thiếu cân bằng giữa serotonin và dopamine, chất cytokines được kích động sản xuất nhiều, nên gây chứng viêm.
Nếu chứng viêm ngắn ngủi thì vô hại cho sức khỏe Chất cytokines gây chứng viêm ở tế bào, đây chỉ là một phản ứng nhất thời vô hại, mà có lợi vì chứng viêm nhất thời kích động hệ miễn nhiễm chống lại vết thương. Đồng thời, trục hypothalamus – pituitary – adrenal (HPA) khởi động sản xuất chất glucocorticoids và chất dẫn truyền thần kinh acetycholine, hai chất này cũng có nhiệm vụ ngăn chận chứng viêm.
Tuy nhiên, nếu chứng viêm kéo dài nhiều năm thành kinh niên thì có hậu quả nguy hại như ung thư, các bệnh suy thần kinh, suyễn, phong thấp, bệnh cơ tim và rối loạn tâm thần như trầm cảm.
Đặc tính thứ nhì của CTRA là triệt giảm gen điều chỉnh hệ miễn nhiễm, làm bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, nhiễm virus và ung độc, lão hóa sớm và chết trẻ.
Ngược lại, thực hành các phương pháp luyện tập MBI gồm luyện tập thuần tâm trí như khấn nguyện lần xâu chui (bồ đề của Phật giáo, Mân Côi của Thiên chúa giáo, v.v.) của người có đức tin, ngồi tịnh, thiền (meditation, mindfullness), tập hít thở sâu, hay yoga, taichi, luyện khí công, v.v. đều làm đảo ngược quy trình viêm hóa, bằng cách sửa chữa hệ gen không còn sản xuất chất cytokines, mà lại gia tăng lượng serotonin làm con người cảm thấy sảng khoái, hạnh phúc, yêu đời.
Tóm lại, luyện tập thuần tâm trí như khấn nguyện kinh kệ, thiền, tịnh, hay cùng với vận động nhẹ nhàng thân thể như yoga, taichi, v.v.  làm hệ gen được sửa chữa trở lại nguyên vẹn, tái tạo hay tăng cường hệ miễn nhiễm, vì vậy chận đứng và chấm dứt được chứng viêm, trầm cảm và nhiều loại bệnh ung thư (14).
 
Tài liệu tham khảo:
1. Tori DeAngelis (2004). Are beliefs inherited?
http://www.apa.org/monitor/apr04/beliefs.aspx
2. Maggie McKee (16/3/2005). Genes contribute to religious inclination. https://www.newscientist.com/article/dn7147-genes-contribute-to-religious-inclination/
3. Tim Spector (8/8/2013). What Twins Reveal About The Science Of Faith. http://www.popsci.com/science/article/2013-08/what-twins-reveal-about-god-gene
4. Wikipedia. God gene. https://en.wikipedia.org/wiki/God_gene
5. Ruth M. Bancewicz (16/1/2014). Genes and God.
 https://scienceandbelief.org/2014/01/16/genes-and-god/
6. The Washington Times (14/11/2004). Geneticist claims to have found ‘God gene’ in humans.
http://www.washingtontimes.com/news/2004/nov/14/20041114-111404-8087r/
7. Bill Broadway. (13/11/2004). Is the Capacity for Spirituality Determined by Brain Chemistry? http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/articles/A46793-2004Nov12.html
8. Julian Baggini (11/5/2017). Do your genes determine your entire life?   https://www.theguardian.com/science/2015/mar/19/do-your-genes-determine-your-entire-life
9. Trần Đăng Hồng (2017) – Tính cực đoan và độc ác được di truyền ?Khoa hoc Net 11/11/2017
10. Steve Connor (2009). Belief and the brain's 'God spot'. http://www.independent.co.uk/news/science/belief-and-the-brains-god-spot-1641022.html
11. The daily mail (10/3/2009). Research into brain's 'God spot' reveals areas of brain involved in religious belief. http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-1160904/Research-brains-God-spot-reveals-areas-brain-involved-religious-belief.html#ixzz4vqUcqqPg
12. Dongju Seo, Christopher J. Patrick & Patrick J. Kennealy (2008). Role of Serotonin and Dopamine System Interactions in the Neurobiology of Impulsive Aggression and its Comorbidity with other Clinical Disorders. Aggressive Violent Behaviour, 13 (5): 383–395.
13. Lynne Blumberg (June 5, 2014).What Happens to the Brain During Spiritual Experiences? https://www.theatlantic.com/health/archive/2014/06/what-happens-to-brains-during-spiritual-experiences/361882/
14. 1.Ivana Buric, Miguel Farias, Jonathan Jong, Christopher Mee, Inti A. Brazil (2017). What Is the Molecular Signature of Mind–Body Interventions? A Systematic Review of Gene Expression Changes Induced by Meditation and Related Practices. Frontiers in Immunology, 2017; 8 DOI: 10.3389/fimmu.2017.00670. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5472657/
 
Reading (UK), 11/2017