DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Người Nha Trang ngày xưa vui tết ra sao?

NGƯỜI NHA TRANG NGÀY XƯA VUI TẾT RA SAO?

 

 

Trong hồi ký “Ba năm ở Trung Kỳ” (Trois ans d’Annam), bà Gabrielle Vassal kể lại nhiều sinh hoạt của người Nha Trang vào đầu thế kỷ 20, mà bà có dịp chứng kiến trong thời gian ba năm (1904-1907) cư ngụ tại Nha Trang. Dựa vào hồi ký này, tôi mô phỏng lại sinh hoạt ngày Tết Việt Nam của người Nha Trang cách đây một trăm năm.

Cũng cần nhắc lại, là vào đầu thế kỷ 20, Nha Trang là một làng đánh cá nghèo nàn, với khoảng ba ngàn dân, khoảng 30 kiều dân Âu Châu đa số là người Pháp. Phố xá chỉ trên một con đường chính (Đường Phan Bội Châu, Độc Lập) và Chợ Đầm còn nhỏ, bị ngập lụt khi mưa lớn (đựợc xây cất lại cao và lớn hơn năm 1908, bị cháy rụi ngày 16/9/1968, xây lại 1970, hoàn tất 1972 như thấy hiện nay) và dọc biển đã có đường Avenue de la Plage (Duy Tân), trên đó có Viện Pasteur (xây 1895), cuối đường là khu Dinh Công sứ (Dinh tỉnh Trưởng), Dinh Quan Năm (Yersin, xây 1895). Khách sạn độc nhất vào đầu thế kỷ là Fregate, nằm trước sở Bưu điện cũng vừa xây xong (xin xem Nha Trang Ngày Xưa, Đặc San Hội Ngộ Vỏ Tánh/NTH Nam Cali 2006).

Tết là lể quan trọng nhất của người Việt để chào mừng năm mới “Tống cựu nghinh tân”. Dân Nha Trang ngày xưa ăn Tết kéo dài 12 ngày. Dầu là người giàu sang hay nghèo hèn, cụ già hay con nít, ai ai cũng đều bỏ những công việc hàng ngày để vui hưởng những ngày Tết trong suốt thời gian này.

Để chuẩn bị đón Tết, chào đón linh hồn tổ tiên về nhà cùng con cháu, từ nửa tháng trước Tết, mồ mả tổ tiên được con cháu trùng tu, đấp thêm đất, làm cỏ, hoặc sơn, quét sạch sẻ; nhà cửa được sơn quét lại mới, bàn thờ tổ tiên được trang trí trang nghiêm, các bộ lư đồng được đánh bóng nhoáng, với những tấm liểng dài màu đỏ viết câu đối bằng chử Nho treo trên cột nhà hay vách tường.

Tết là dịp tiêu tiền, nên ai ai cũng cần tiền, vì vậy họ bán những gì có thể bán. Mùa thu hoạch lúa vừa kết thúc, nên họ bán lúa cho “Các Chú” (người Tàu) để có tiền. Tết cũng là dịp kẻ trộm cắp hoành hành. Vài tháng trước Tết, họ may quần áo mới, áo dài, khăn đóng bằng tơ lụa, mua pháo nổ và pháo thăng thiên. Phần tiền còn lại là để cờ bạc và ăn tết, và cuối cùng sau tết là không còn một đồng nào trong nhà. Cờ bạc là yếu điểm trầm trọng nhất của người Việt. Họ có thể không uống rượu, không gây lộn, họ lúc nào cũng cố gắng dịu hiền trong những ngày Tết, nhưng họ không thể không cờ bạc trong dịp này. Trò đỏ đen thịnh hành nhất đầu thế kỷ 20 ở Nha trang là đánh xóc dĩa gọi là “Ba quan”. Ngồi đánh bạc trên bộ ván hay ngay trên mặt đất. Phần đông là người chơi cờ bạc thua cháy túi. Đó là lý do tại sao những người thợ khéo léo, có tay nghề, thông minh, tạo nhiều tiền, nhưng lúc nào cũng nghèo và sống cuộc đời kham khổ: trong mấy ngày tết bao nhiêu tiền cắc củm dành dụm trong cả năm đều tiêu hết. Chính các chú Ba Tàu khai thác yếu điểm tâm lý này để trục lợi.

Tết của người Việt vừa có tính cách gia đình, vừa là dịp vui chơi ngoài đừơng phố. Khác với Huế và Sài Gòn, mặc dầu thành phố Nha Trang nghèo và nhỏ, nhưng nhờ nằm bên bờ sông và có bờ biển dài xinh đẹp, dân Nha Trang có những cuộc vui rất độc đáo mà các nơi khác không có vào dịp Tết. Sau đây là cảnh vui chơi của một ngày lể hội Tết tại Nha Trang vào khoảng 1905.

Từ sáng sớm, là những cuộc tranh đua trên sông Cái với cả hàng trăm thuyền thúng tròn bằng tre. Các thuyền thúng tròn này rất khó điều khiển, chòng chành. Các tay đua phải tranh dành nhau, xô đẩy nhau cho đối phương té nhào và thuyền lật úp. Cảnh chiến đấu vì vậy rất hào hứng, náo nhiệt, với sự cổ vỏ của người xem đứng trên bờ, và mỗi khi có một thuyền bị lật úp, tiếng vổ tay, tiếng reo hò của trẻ em vang dậy cả khúc sông. Kẻ chiến thắng là người cuối cùng còn đứng vửng trên thuyền của mình. Dưới sông lúc bấy giờ có hàng trăm thuyền bị lật úp, và người thất trận bì bỏm lội vào bờ.

Ngoài cuộc tranh đua thuyền thúng, còn có thi đua thuyền dọc theo bờ biển. Đó là những thuyền đánh cá lớn với mười người chèo lực lưởng được tuyển chọn cho thuyền đua của địa phương mình. Các thuyền này đều giống nhau về hình dáng, kích thước, đều sơn đen, trước mủi ghe mỗi bên đều có vẻ một mắt lớn màu trắng. Các tay chèo lực lưởng, lưng trần truồi trụi. Khi trọng tài ra hiệu lệnh cuộc thi đua bắt đầu, các thuyền cố tranh nhau lướt tới trong lằn đua, nhưng cũng có nhiều thuyền vi phạm điều lệ và xem là bị loại. Thuyền trúng giải thưởng là thuyền nào đến đích trước nhất, với tiếng vổ tay và reo hò của người đứng xem trên bờ. Sau hai cuộc đua này, là cuộc thi đua bơi lội và đấu đô vật dưới nước, cũng rất hào hứng.

 

 


 

Đua ghe trên biển

 

Vào buổi chiều, các kiều dân Âu Châu và dân Việt tụ hợp ở sân vận động để tiếp tục những cuộc thi đấu khác. Trên khán đài được kết hoa rực rở dành cho người Âu châu, các quan lại Việt Nam và chức sắc địa phương ngồi. Cuộc vui buổỉ chiều là đua ngựa, chạy đua, đua xe kéo, đua xe cút kít, v.v. Các vủ điệu dân tộc cũng được trình diển bởi các cô gái kiều diễm khá lôi cuốn người xem, nhưng tới màn trình diển voi trước khán đài, như voi đứng trên hai chân, voi quỳ lạỵ chào mừng quan khách ngồi trên khán đài thì được mọi người tán thưởng nhiệt liệt.

 


 

Các cô gái trong vủ điệu dân tộc và voi trình diển

 

Vào buổi tối quan khách được mời vào Dinh Công sứ, ngồi trên hàng hiên để xem múa lân. Dân chúng vào dinh đứng xem. Đối với người Việt và người Tàu, không có múa lân thì không phải là lể hội Tết. Giữa đêm tối đầu lân rực sáng bởi đuốc, ánh lửa tỏa ra miệng và mủi trông rất khủng khiếp. Thân lân dài hơn 40 thước. Người múa lân phải là một nghệ sỉ tài ba hòa hợp vủ điệu nhảy múa cổ truyền theo tiếng trống để biểu diển thái độ của con lân. Khi con lân uốn mình trên các lối đi trong dinh Công sứ, lửa phun từ trong đầu lân rơi xuống đám đông bu quanh. Người ta quăng pháo nổ vào chân lân, nhưng lân vẫn múa, tiến bước giữa ánh pháo lóe bùng và tiếng nổ chát chúa kinh hồn. Mặc dầu thường xuyên xảy ra tai nạn, bị phỏng cháy, nhưng mọi người vẫn cuồng nhiệt,tiếng reo hò cổ vỏ hòa trong tiếng đờn độc huyền, tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng phèn la của ban múa lân. Dẩn đầu nhóm múa lân là đám trẻ con, vừa lo sợ, vừa thích thú reo hò.

Khi đoàn múa lân đi qua rồi, là cảnh đốt pháo thăng thiên. Pháo bông tỏa thành vạn vì sao đầy màu sắc trên bầu trời Nha trang.

Cuối cùng vào buổi tối là trình diển hát bội. Bình thường, hát bội được tổ chức ở rạp hát, hay đình chùa. Nhưng đây là dịp Tết, đám hát bội đến Dinh Công sứ trình diển ngoài trời, ngay trong vườn, giữa đêm tối của ngày Tết. Hàng rào đuốc đốt cháy sáng bằng dầu lửa bao quanh sân trình diển. Một người phụ trách đi chăm dầu. Khi có ngọn đuốc nào cạn dầu, họ tắt ngọn đuốc, chăm dầu, rồi đốt đuốc lại bằng cách ngậm dầu trong miệng, phun thành ngọn lửa vào đuốc. Các diển viên trình diển liên tục không biết mệt trong cái ánh sáng lờ mờ và đầy khói của bao nhiêu ngọn đuốc. Bên ngoài, đám con nít chen lấn vượt qua hàng rào đuốc. Đàng sau đám con nít là đám người lớn, cả đàn ông lẫn đàn bà đều búi tóc, đứng chen chúc say mê theo dỏi trình diền. Hát bội trình diển suốt đêm cho tới gần sáng, dân chúng mới về nhà. Thành phố vẫn còn đì đùng tiếng pháo, hòa lẩn với tiếng sóng dạt dào. Một buổi sáng lại bắt đầu cho một ngày mới với nhiều cuộc vui Tết khác.

 

 

 

 

Cảnh dân chúng Nha Trang vui Tết

 

Anh quốc, 3/2009

Trần Đăng Hồng

 

Bài này viết đăng trong Đặc San Hội Ngộ Võ Tánh/Nử Trung Học Nha Trang 2009 tại Seattle.