DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Sức khỏe và tuổi già


12/3/2017

Sức khỏe và tuổi già

TS Trần Đăng Hồng & KimThu


SỨC KHỎE VÀ TUỔI GIÀ
Trần Đăng Hồng & Kim-Thu

Phần 1. Ngừa bệnh hơn trị bệnh

 
Giống như bộ máy trong chiếc xe, càng lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể bị hao mòn, rã rượi lần lần, không bộ phận này thì bộ phận khác sẽ có vấn đề. Một chiếc xe mới ra lò, nếu chạy “rodage” kỹ lưởng, được bảo trì thường xuyên sẽ được xử dụng lâu dài hơn. Con người cũng vậy. Chúng tôi viết loạt bài này với mục đích chia sẻ cùng với các bạn cao niên, hay ngay cả các cháu trung niên, về vấn đề duy trì sức khỏe. Bài này dựa trên giáo dục y tế phổ thông, cách chăm sóc người cao niên của cơ quan National Health Service (NHS) thuộc Bộ Y Tế nước Anh và trên kinh nghiệm bản thân của vợ chồng chúng tôi.



Chính sách y tế ở Anh là “ngừa bệnh” hơn “trị bệnh”. Trị bệnh thì rất tốn kém cho ngân sách chánh phủ, vì nền y tế ở Anh là miễn phí hoàn toàn cho trẻ em dưới 16 tuổi, và người già trên 60 tuổi. Người trong tuổi lao động (16 - 65) chỉ phải đóng lệ phí cho mỗi toa thuốc, hiện nay là khoảng 7 Anh Kim, mặc dầu thuốc mua giá cao bao nhiêu đi nữa. Công dân nào cũng đều có bác sỉ gia đình trong khu vực mình ở, không phải trả tiền bác sỉ, vì bác sỉ ăn lương của NHS. Trung bình một bác sỉ toàn thì (full time) ở Anh chăm sóc 1725 người (từ sơ sanh đến người già), tức trung bình 450 gia đình (khoảng 4 người/nhà) trong khu vực. Không có bác sỉ làm tư ở Anh. Khi vào nằm nhà thương thì hoàn toàn miễn phí, có bác sỉ, y tá, y công chăm sóc, tới giờ ăn có y công đưa tới tận giường. Tắm rửa, đi cầu cũng đều do y công chăm sóc. Tất cả đều miển phí khi nằm bệnh viện cho bất cứ công dân, giàu hay nghèo, nhỏ hay già. Bởi vì, trong tuổi lao động mọi người đều phải đóng Bảo Hiểm Quốc Gia (National Insurance) trích trực tiếp từ lương, khoảng 8% lương, hay lợi tức nếu làm nghề tự do. Bảo hiểm quốc gia bao gồm trợ cấp khi thất nghiệp và y tế.
  

Tại Anh, bất cứ ở công tư sở nào, hàng năm nhân viên đều được khám bệnh tổng quát, đặc biệt chụp hình phổi, mục đích xem sức khỏe có vấn đề gì không.


 
Sau tuổi 50, hàng năm mỗi người được bác sỉ đặc biệt theo dỏi áp huyết, độ mở cholesterol, độ đường glucose trong máu, hoạt động của thận (kidney) và gan (liver). Mỗi 2 năm, bệnh viện gởi đến mỗi công dân cách lấy mẩu phân, bệnh viên phân tích để xem có bị ung thư trong bộ tiêu hóa không (nhất là trực tràng). Đàn ông thì khám tuyến tiền liệt (prostrate), đàn bà thì khám âm hộ (servical screening , chụp hình vú (breast screening) để xem có dấu hiệu ung thư không.
  

Tất cả những bệnh nói trên đều có liên quan đến tuổi già. Đa số chúng ta ở sau tuổi 50 đều cảm thấy rất khỏe mạnh, bởi vì không có một triệu chứng gì báo cho ta biết là ta đã bắt đầu bị bệnh. Đến khi ta cảm thấy triệu chứng của một bệnh nào đó, thì đã quá trể. Nhiệm vụ của bác sỉ gia đình là theo dỏi tình trạng sức khỏe, và ngăn ngừa bệnh xảy ra. Dỉ nhiên, là bác sỉ sẽ chửa trị khi bệnh đã xảy ra. Vì vậy, “ngừa bệnh” hơn là “trị bệnh” là phương châm của nền y tế ở Anh.



Ở xứ lạnh, người già thường bị cảm cúm (influenza) trong mùa đông, biến chứng thường đưa đến tử vong vì viêm phổi (pneumonia). Vì vậy, vào tháng 10, văn phòng bác sỉ gọi điện thoại đến từng người già cho biết ngày hẹn để chích ngừa bệnh cúm. Và để giúp sưởi ấm căn nhà (giữ 18 – 20°C) trong suốt mùa đông, mỗi nhà của người già, không kể giàu hay nghèo, đều được nhận 200 Anh Kim, chồng 100 và vợ 100, nếu chỉ còn 1 người thì nhận đủ 200. Nếu trong mùa đông có một cơn lạnh bất thường kéo dài 1 tuần, thì nhận thêm 10 Anh Kim/người.



Ngoài bệnh ung thư liên quan đến tuổi già như tuyến tiền liệt ở đàn ông, ung thư vú và ung thư âm hộ ở đàn bà, người già có những bệnh “giết người thầm lặng”, chung quy là do biến chứng của cao-áp-huyết và cao đường glucose trong máu. Vì vậy, bác sỉ theo dỏi trường kỳ 2 yếu tố này. Thoạt tiên, hàng năm mỗi người đều được bác sỉ đo huyết áp, thử máu (blood test) ở bệnh viện để theo dỏi độ đường glucose, mở (cholesterol) trong máu, các enzymes liên quan đến hoạt động của thận và gan, v.v. Khi thấy các chỉ số này tiến tới ngưởng cửa của bệnh, bác sỉ cảnh cáo và gởi ta đến bác sỉ chuyên khoa (consultant) để khám xét kỹ.



Cao áp huyết là một bệnh chết người thầm lặng mà bất cứ người già nào cũng mắc phải. Lý do là các ống mạch máu bị xơ cứng, thu hẹp đường kính vì bị mở đóng, mất tính đàn hồi, v.v. nên tim phải dùng sức bóp thật mạnh để máu lưu thông. Không có một triệu chứng gì báo cho ta biết là ta đang vượt quá ngưởng của áp xuất máu cho phép. Đó là 140 mmHg/90 mmHg lần lượt cho áp xuất systolic và diastolic. Ai vượt quá ngưởng áp xuât máu này sẽ đưa đến các biến chứng chết người như bệnh động mạch vành (coronary artery disease), đôt quỵ (stroke), đứng tim (heart failure), bệnh mạch máu ngoại vi (peripheral vascular disease), mất thị giác (vision loss), bệnh thận mãn tính (chronic kidney disease). Vì vậy, khi sắp đến ngưởng báo động 140/90 này, bác sỉ khuyến cáo ta phải thay đổi lối sống, chọn thức ăn, phải tập thể dục, phải giảm cân, bớt ăn muối, cấm hút thuốc, cấm uống rượu. Mỗi 6 tháng phải đến bác sỉ đo áp xuất máu một lần. Khi ta vượt quá ngưởng này, bác sỉ mới cho uống thuốc (medication) để kiểm soát áp xuất máu. Vì vậy phải uống thuốc suốt đời, bởi vì khi ngưng uống thuốc, thì áp xuất gia tăng, và khi vượt quá ngưởng thì bác sỉ gia tăng lượng thuốc hay thay đổi thuốc.

 

Hể mở (cholesterol) trong máu càng cao thì càng gia tăng cao áp huyết, càng dễ bị bệnh tim và dễ bị đột tử vì chứng đứng tim.



Quan trọng thứ ba là bác sỉ theo dỏi khuynh hướng độ đường trong máu tăng hay giảm trong nhiều năm và khi thấy độ đường HbA1c gần đến ngưởng báo động 48 mmol/mol thì cảnh báo bệnh nhân liền. Bác sỉ chỉ dựa vào chỉ số đường Haemoglobin A1c, tức HbA1c, còn gọi là glycated haemoglobin hay glycohaemoglobin. HbA1c hay glycated haemoglobin phát triển khi hồng huyết cầu, vốn là một protein, mang oxy đến khắp cơ thể kết hợp với đường glucose trong máu kết thành dạng “glycated”, tức một kết nối giữa đường glucose (hay fructose) với một protein (hay lipid) nhờ một enzyme. Đo HbA1c giúp bác sỉ biết rõ quá trình toàn diện của lượng trung bình đường glucose chứa trong máu ở thời gian 2 -3 tuần trước. Hể lượng đường HbA1c càng lớn thì bệnh nhân tiểu đường càng để bị biến chứng nguy hiểm.

 

Độ đường lấy từ vết máu đầu ngón tay và đo từ máy đo cá nhân gọi là plasma blood sugar với đơn vị mmol/L (millimoles per litre) là độ đường đo ở thời điểm hiện tại. Ở Hoa Kỳ thì dùng đơn vị mg/dL (milligrams per decilitre hay Milligrams per 100 millilitres).


Ta có thể dùng công thức sau để đổi:
- Từ đơn vị Hoa Kỳ ra đơn vị quốc tế: mmol/L = mg/dL / 18
- Từ đơn vị quốc tế ra đơn vị Hoa Kỳ: mg/dL = 18 × mmol/L



Vì vậy, ta có thể theo dỏi độ đường glucose trong máu với máy đo cá nhân để biết ta có bị bịnh tiểu đường hay không, và giúp kiểm soát độ đường trong máu.



Người bình thường, không bị bệnh tiểu đường có độ đường từ 4 mmol/L đến 6 mmol/L.
Nếu độ đường trong phạm vi 6,1 đến 6,9 mmol/L, ta bị tiền-tiểu- đường (pre-diabetic).
Nếu độ đường > 7,0 mmol/L, ta bị bệnh tiểu đường loại 2.

 

Độ đường này đo sau khi nhịn đói 14 tiếng đồng hồ (fasting), trong khoảng thời gian này chỉ được phép uống nước lã, và không được tập thể dục, tốt nhất là khi vừa thức dậy, đo trước khi ăn sáng.



Ở Hoa Kỳ, người bình thường phải duy trì độ đường trong ngưởng 3,9 – 7,2 mmol/L (70-130 mg/dL) đo sau khi nhịn ăn, hay <10mmol/L (180 mg/dL) sau khi ăn.



Ở Anh, khi bác sỉ biết ta sắp đến ngưởng báo động bị tiểu đường loại 2, thì cảnh báo tức khắc và có những biện pháp ngăn ngừa và theo dỏi bệnh trạng (sẽ đề cập ở phần 2).



Reading, Vương quốc Anh - 11/3/2017
Xem tiếp Phần 2.