Abstract - Ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên ĐBCL
8/11/2008ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU TRÊN VÙNG CHÂU THỔ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM
Trần Đăng Hồng, PhD
The University of Reading, UK
TÓM LƯỢC bài nói chuyện tại Sydney (Australia) ngày 8/11/2008 với cựu nhân viên và sinh viên Đại Học Cần Thơ và cựu học sinh liên trường Cần Thơ.
Theo Hiệp Hội Bảo Tồn Thế Giới (World Conservation Union, IUCN), Đông Dương (Việt Nam, Lào và Kampuchia) là vùng bị ảnh hưởng nhất ở vùng Đông Nam Á bởi hiện tượng hâm nóng toàn cầu, cọng hưởng với sự biến đổi thuỷ tính dòng sông Cửu Long gây nên bởi hiện tượng này và bởi con người.
Đồng bằng Cửu Long (ĐBCL) đã và hiện đang trải qua (i) gia tăng nhiệt độ; (ii) giảm số giờ nắng/năm; (iii) biến đổi số lượng nước mưa và thay đổi tháng mưa; (iv) không khí khô hơn trong mùa hạn; (v) nước sông Hậu Giang và Tiền Giang dâng cao hơn trong mùa lủ lụt, nhưng cạn hơn trong mùa khô so với 30 năm trước; (vi) lụt lớn xảy ra thường xuyên trong chu kỳ vài ba năm so với 10-15 năm của mấy thập niên trước; (vii) hạn hán trầm trọng kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn; (viii) nước biển đã dâng cao 5 cm trong vòng 30 năm qua, và do hậu quả của các hiện tượng trên, (ix) nước mặn đã xâm nhập xa hơn vào nội địa. Khác với Miền Bắc và Miền Trung, bảo tố vẫn ít xảy ra ở ĐBCL.
Tất cả những hiện tượng trên có ảnh hưởng lớn vào nền nông nghiệp của ĐBCL. Một cách tổng quát, năng xuất lúa và sản lượng lúa toàn đồng bằng sẽ giảm vì lụt, hạn hán, nước mặn xâm nhập, côn trùng và cỏ dại nhiều hơn. Tuy nhiên, cây ăn trái sẽ cho năng xuất cao hơn. Các loại hoa màu như mía, sorgho, bắp sẽ hưởng lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu này. Cảnh quang của ĐBCL cũng biến đổi, rừng tràm sẽ giảm, nhưng rừng ngập mặn sẽ gia tăng (nếu không bị con người phá hủy). Diện tích nuôi hải sản gia tăng, trong lúc diện tích nuôi cá nước ngọt bị hạn chế.
Ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu (qua tăng nhiệt độ, nước biển dâng cao, v.v), tuy vậy, cũng chưa ảnh hưởng lắm vào ĐBCL. Sư thịnh vượng của ĐBCL tùy thuộc chánh vào sông Mekong. Việc con người xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn, thành lập nhiều thành phố kỹ nghệ dọc dòng sông từ thượng nguồn đến biển, việc phá rừng rất trầm trọng trong lưu vực, v.v. sẽ làm biến đổi lưu lượng sông Mekong, gia tăng lụt lớn trong mùa mưa, nhưng thiếu nước canh tác và sinh hoạt trong mùa hạn kéo dài, chưa kể dòng sông bị ô nhiểm. Đó là những điều đáng quan ngại.
Reading, UK, October 2008.