DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Tiểu sử Trần-Đăng Hồng

04/1/2024

 

TIỂU SỬ

TRẦN ĐĂNG HỒNG
 
 Chụp hình với các nử sinh Huấn Sự Nông Chính -Tháng 9/1964
 
1964-1968: Giảng dạy tại trường Trung Học NLS Cần Thơ, bậc Đệ Nhị cấp (Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất).
- Dạy các môn Nông Học, Thổ Nhưởng, Bảo vệ mùa màng, khí tượng, v.v. Là Kỷ sư Canh Nông đầu tiên của trường, thay thế cụ GS Phan Lương Báu vừa về hưu.
- Giảng dạy các lớp Huấn sự nông chính, Kiểm sự Lúa gạo.
- Cùng GS Tôn Thất Trình nghiên cứu và phát triển lúa Thần Nông.
- Là người đưa hoạt động “Đoàn Chí Nguyện NLS” vào trường NLS Cần Thơ, hợp tác với IVS Hoa Kỳ để tìm nguồn tài trợ và phương tiện. Đoàn ngưng hoạt động sau 1968.
 
1968-1974. Phục vụ tại Khoa Nông Nghiệp Đại Học Cần Thơ với chức vụ Quản Đốc Nông Trại, và giảng dạy sinh viên môn Nông học, Khí tượng, v.v.
- Biệt phái qua Bộ Canh Nông khi GS Tôn Thất Trình làm Bộ Trưởng Canh Nông.
-      Tu nghiệp canh tác lúa IR tại Trung Tâm Huấn Luyện Lúa Nhiệt Đới tại Kawai, Hawai, Hoa Kỳ trong 3 tuần (1968).
-      Tu nghiệp tại Viện Lúa Gạo Quốc Tế (IRRI) ở Los Banos, Phi Luật Tân trong 1 tuần (1968)
- Thiết lập Trung Tâm Huấn Luyện Lúa Thần Nông tại Cù Lao Hiệp Hòa, Biên Hòa, để học viên thực hành canh tác lúa Thần Nông.
- Giảng dạy kỷ thuật canh tác lúa cải thiện Thần Nông cho cán bộ Khuyến Nông, Túc Mể toàn quốc.
- Tháp tùng và hướng dẫn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cấy lúa ở Trung Tâm Kiểu mẩu Mỹ Thới, Long Xuyên trong ngày phát động chương trình canh tác lúa Thần Nông trên toàn Miền Nam (26/3/1968).
- Được ban thưởng “Nông Nghiệp Bội Tinh” của Bộ Canh Nông trước khi về lại Đại học Cần Thơ. Là người trẻ nhất (lúc 27 tuổi), lại là người của Bộ Giáo Dục, nhận được vinh dự này.
- Khi GS Tôn Thất Trình làm Bộ Trưởng Nông Nghiệp lần 2, Kỷ sư Trần Đăng Hồng kiêm nhiệm chức Thanh Tra Chương Trình canh tác Lúa của 16 tỉnh Miền Tây.
 
1974 – Tới nay. Tháng 7/1974, du học ở Vương Quốc Anh với học bổng Colombo. Tốt nghiệp MSc về Crop Physiology, và PhD về Seed Storage Physiology tại University of Reading. Vì biến cố tháng 4/1975, TS ở lại Anh và làm việc tại University of Reading. Trong 31 năm nghiên cứu và giảng dạy ở đây, TS có trên 80 bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, và đồng tác giả 8 quyển sách có liên quan với Hạt Giống (Seed Biology, Seed Physiology).

Nhờ một khám phá mới về Seed storage behaviour intermediate giữa 2 nhóm orthodox (tồn trử hạt khô) và recalcitrance (tồn trử hạt ẩm), mà nhóm mới này phần đông thấy ở loại cây rừng, nên TS Trần Đăng Hồng được mời đến giảng dạy và huấn luyện ở Đại Học Manao, Brazil để bảo vệ cây rừng Amazon (năm 2002); thuyết trình và huấn luyện ở Đại học Miami, Hoa Kỳ (năm 2002). Riêng ở Việt Nam, TS được cơ quan Darwin của chính phủ Anh tài trợ để về Việt Nam giảng dạy và huấn luyện làm nghiên cứu cây rừng Việt Nam trong 3 năm (2002-2005), mỗi năm về Việt Nam 2 lần, mỗi lần 3 tuần lể.

Ngoài ra, nhờ 3 năm nghiên cứu về tuổi thọ của bào tử nấm diệt côn trùng phá hại mùa màng, TS được mời đến nước Benin, trong vùng sa mạc Sahel, Tây Phi Châu để huấn luyện diệt cào cào châu chấu.
 
TS Trần Đăng Hồng về hưu từ tháng 9/2006. 
Vừa về hưu, không ngơi nghỉ, TS Trần-Đăng Hồng thiết lập trang web Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ (Quyển 1, tháng 6/2007) là diễn đàn quy tụ những bậc thầy như GS Tôn Thất Trình (trên 300 bài viết đủ loại từ khoa học, địa lý, văn chương), GS Thái Công Tụng , các chuyên gia quốc tế như TS Trần Văn Đạt (lúa gạo), TS Nguyễn Văn Ngưu (lúa gạo), ThS Phạm Thanh Khâm (chuyên gia nông nghiệp ở Phi Châu, A Phú Hản), BS Thú Y Nguyễn Thượng Chánh (trên 200 bài), ThS Nguyễn Văn Khuy, Nguyễn Thị Kim-Thu, Trịnh Đình Nam, KS Nguyễn Lương Duyên (Hoa Kỳ), KS Trần Đức Hợp (du lịch), BS Trần Văn Diên, Nguyễn Hoàng Tân, Trần Gia Bửu, Nguyễn Thế Đạt, v.v.

Trong nước, ngay thưở ban đầu (quyển 1) có Bali Nguyễn Thanh Liêm, Ngô Cẩm Hồng (đủ thể loại từ văn, thơ, nử công gia chánh), Võ Thanh Nghi, Trần Công Bình, Dương văn Phương, Nguyễn Văn Phước, Lê Thanh Quang, Dương Xuân Triều, Phượng Hồng, v.v.

Cuối cùng, qua nhiều năm tháng thăng trầm, nhờ sự quyết tâm, quản trị và tài trợ nguồn tài chánh của anh Bali Nguyễn Thanh Liêm, Trang Mạng NLS Cần Thơ mới tồn tại tới ngày nay (Quyển 6).

Trang FaceBook Trường THNLSCT cũng do anh Bali Nguyễn Thanh Liêm thành lập (bắt đầu từ Quyển 5) và nay có trên 1360 hội viên.
 
 



Ngày nay