Sức khỏe và tuổi già - P 4
1//4/2017SỨC KHỎE VÀ TUỔI GIÀ
Trần Đăng Hồng & Kim-Thu
Phần 4. NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG QUA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Sau khi nghe bác sĩ gia đình cảnh báo về khả năng cao tiến tới bệnh tiểu đường loại 2, vợ chồng chúng tôi rà xét lại lý do tại sao đường HbA1c gia tăng cao (53 mmol/mol) trong kỳ thử máu ngày 20/1/2017 trong lúc đường này vẫn là 48 mmol/mol ở thời điểm 6 tháng trước (ngày 7/7/2016) và khoảng 2 tuần sau đó (đầu tháng 2/2017 trong lúc làm test glucose tolerance), và đường plasma fasting glucose (chích vào đầu ngón tay) là 6 mmol/L. Như vậy, vào thời điểm đầu tháng 2/2017, đường glucose trong máu của tôi chưa vào ngưỡng của bệnh tiểu đường (> 58 mmol/mol hay >6,9 mmol/L) mà chỉ ở ngưỡng đầu cảnh báo, (48-58 mmol/mol, hay 6,1 mmol/L).
Tôi không hút thuốc và uống rượu, tập thể dục đều đặn trong suốt hơn 30 năm qua, áp huyết được kiểm soát dưới ngưỡng 140/90, giấc ngủ đều 7-8 giờ/đêm chưa kể ngủ trưa vài chục phút, tinh thần rất sảng khoái, tránh phiền muộn. Như vậy chỉ còn nguyên nhân cuối cùng là tuổi già và thực phẩm. Về tuổi già thì đành phải chấp nhận, vì không thể làm trẻ lại, nhưng sức khỏe chúng tôi rất tốt, không có bệnh lặt vặt, cảm cúm, ho hen hay nhức đầu.
Về thực phẩm, chúng tôi cũng rất cẩn thận, vì Kim Thu có kiến thức cao về dinh dưỡng trên 30 năm làm việc trong bệnh viện. Chúng tôi giới hạn ăn muối (kiểm soát <3 g/người/ngày), không ăn bột ngọt, không ăn nước mắm (vì biết là nước mắm nhân tạo pha chế bằng hóa chất, chứ không phải làm từ cá như ngày xưa), không dùng thức ăn pha chế của người Tàu (vì nhiều hóa chất độc, bột ngọt và dầu), không ăn thực phẩm đóng hộp (nhiều muối, hóa chất tồn trữ), v.v. Chúng tôi chọn thức ăn sạch từ các siêu thị đàng hoàng như Sainsbury, ASDA, Mark & Spencer. Tuy nhiên, có lẻ chúng tôi chú ý quá nhiều về kiểm soát cholesterol trong máu để chọn loại thịt, cá, dầu mở, bơ, sữa, v.v. mà không để ý tới thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate, thường viết tắt là carb). Chẳng hạn, hàng ngày chúng tôi ăn cơm gạo thơm, gạo Basmati, ăn nhiều khoai tây, bún, hủ tiếu, bánh phở. Hàng tuần con cái về chơi thì cho ăn bánh cuốn, bánh xèo, bánh bao, xôi, bánh ít trần, phở,mì, bánh mì thịt baguette kiểu VN, và những món ăn VN khác các cháu thích... Về ăn sáng thì cornflake, bánh bao. Tôi lại thích uống cà phê mật ong (thay vì đường), ăn chocolate, biscuit, v.v.. Tóm lại là thức ăn giàu đường và tinh bột.
Một câu hỏi khác là tại sao đường HbA1c trong máu (53 mmol/mol) của chúng tôi cao quá ngưỡng báo động trong dịp thử máu 20/1/2017. Vì máu HbA1c chứa đường trong hồng huyết cầu hấp thụ từ 2-4 tuần trước được phân tích trong phòng thí nghiệm, còn độ đường plasma (hay serum) lấy từ đầu ngón tay đo bằng máy thông thường phản ảnh đường glucose hiện tại lúc chích đầu ngón tay, nên chúng tôi rà soát lại 2-4 tuần trước ngày 20/2/2017 chúng tôi đã ăn những gì. Đó đúng là thời gian từ lễ Giáng Sinh đến Tết Dương Lịch, chúng tôi ăn quá nhiều thức ăn, bánh ngọt Giáng sinh, chocolate và uống rượu, ở nhà chúng tôi, nhà con trai, nhất là nhà con gái, nấu rất ngon. Vì vậy, kết luận của chúng tôi là do ăn nhiều chất đường, giàu chất tinh bột nên gây đường cao trong máu.
TIÊU CHUẨN CHỌN THỰC PHẨM. Kim Thu quyết định thay đổi khẩu phần lành mạnh hơn để ngăn chận cao đường, và cao huyết áp. Yếu tố cholesterol được đặt nhẹ hơn, vì lượng cholesterol trong máu của chúng tôi rất tốt.
Tiêu chuẩn chọn thực phẩm là (i) chứa ít đường, ít tinh bột và ít năng lượng dựa trên chỉ số GI (Glycemic Index) và GL (Glycemic Load); (ii) giàu protein, vitamins và bần tố; (iii) giàu chất xơ (fiber); và (iv) nếu có chứa chất oxydant, chất chống cancer, hạ áp huyết, chửa trị tiểu đường thì càng tốt.
Thực phẩm có GI thấp (từ 1 đến 30) chứa ít đường với tinh bột biến thành đường rất chậm sau khi ăn; ngược lại thực phẩm có GI cao (từ 70 đến 100) chứa nhiều đường và tinh bột biến nhanh chóng thành đường sau khi ăn.
Tuy nhiên, nếu khẩu phần cần số lượng thật nhiều (chẳng hạn phải ăn 4 chén cơm mới no) thì mặc dầu ăn thực phẩm có GI thấp, sau khi tiêu hóa lượng đường trong máu vẫn tăng cao, nên chúng tôi phải áp dụng thêm chỉ số GL Glycemic Load. Chỉ số GL tính lượng đường biến vào máu từ trọng lượng của một phần ăn với thực phẩm có GI đó. GL càng thấp thì càng tốt. Thang điểm của GL là 1 đến 30.
Chúng tôi quyết định chọn thực phẩm có GI từ 1-30, tối đa là 50 nếu không có, và GL từ 1 đến 10.
CHÚNG TÔI CHỌN GÌ? Tùy theo thực phẩm có trong siêu thị hay không, và giá cả phải chăng.
-Động vật. Động vật không có chứa tinh bột, tuy nhiên chứa nhiều cholesterol. Chúng tôi chọn ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì cá chứa nhiều cholesterol tốt.
Các loại cá có cholesterolo tốt (như omega-3) lần lượt là: Cá trích (sardine), herring, tuna, trout và salmon (cá hồi).
Các loại hải sản như tôm, ốc, sò, hến tuy chứa nhiều cholesterol, nhưng ít chất béo bảo hòa (saturated fat) mà lại nhiều omega-3 fatty acids, tốt cho sức khỏe.
Về thịt, ăn nhiều thịt gà (bỏ da, đầu cánh) hơn thịt heo. Thỉnh thoảng mới thịt bò (thịt đỏ). Không ăn thịt vịt, gà tây.
Trứng gà (rất giàu cholesterol ở tròng đỏ): không cử, nhưng hạn chế, ăn cách hai hay ba ngày.
Sữa tươi và yogurt (ya – ua) rất tốt cho người cao niên. Không ăn butter và cheese, thay thế bằng groundnut butter.
Không ăn mỡ. Thay thế bằng dầu olive để chiên và làm salade.
-Ngũ cốc. Là nguồn thực phẩm giàu tinh bột. GI ở ngũ cốc đều cao >50, và GL >8. Vì bắt buộc phải ăn ngũ cốc, nên chọn thực phẩm có GL <15. Chọn loại chưa chà xát, như gạo lứt (brown rice), whole grain oat (giúp giảm cholesterol và hạ áp huyết). Không ăn gạo thơm, gạo trắng và bột gạo, nếp và bột nếp, bắp và bột bắp.
Để ăn sáng, chọn
(i) bánh mì Whole wheat bread có GI và GL thấp nhất trong các loại bánh mì. Không ăn bánh mì tây baguette vì GI, GL cao nhất.
(ii) Nestle shredded wheat;
(iii) Cornflake có GI và GL cao, trong số này chỉ có Kellogs cornflake tương đối thấp nên chúng tôi chon ăn với hạn chế số lượng (trộn corn flake với các loại nut).
-Rau cải: Chúng tôi ăn nhiều rau cải, vì chúng có GI<20 và GL<7 gồm Broccoli (làm tốt thị giác, làn da, hạ áp huyết, chống cancer), cabbage, kale, lettuce, ớt ngọt, spinach (tốt thị giác, chống cataract hột cườm mắt), celery (hạ áp huyết), dưa leo, green leafy (hạ áp huyết), Brussel sprout, giá đậu xanh, măng tây asparagus (giúp hệ miển nhiễm, tốt phỗi), măng tre, cà chua, tất cả các loại herbs như ngò rí coriander (hạ áp huyết). Đặc biệt trong bữa ăn nào cũng có đậu bắp (okra), khổ qua (bitter gourd) và celery (cần tây).
Khổ qua giàu Vit A, B và C, chất sắt, Potassium, beta carotene và nhiều chất xơ. Khổ qua giúp hạ đường trong máu nhờ kích động protein kinase AMPK giúp tế bào hấp thụ đường (giống như insulin). Khổ qua cũng làm hạ cholesterol trong máu, hạ áp huyết, giảm các chứng viêm.
Đậu bắp làm hạ cholesterol, hạ áp huyết, làm tốt bộ tiêu hóa, tốt mắt, tốt làn da, ngăn ngừa vài loại ung thư, tăng hệ miễn nhiễm. Đậu bắp giàu vitamins A, B, C, E và K, giàu Calcium, sắt, magnesium, zinc và nhiều chất xơ nhờn (mucilaginous fiber).
Cần tây. Giàu chất antioxidant, giàu Vitamin A, B6, C, K, potassium folate. Từ ngàn xưa dùng để hạ huyết áp, giảm cholesterol, giúp mạch máu giãn nở máu dễ lưu thông, ngăn ngừa đau tim nhờ chất 3-n-butylphthalide (BuPh), ngăn ngừa chứng viêm.
Củ: Tốt nhất là radish, moolee và carrot. Ăn sống tốt hơn nấu chín. Chẳng hạn carrot ăn sống có GI = 16, sau khi nấu chín có GI= 40. Chúng tôi không ăn khoai tây, khoai lang vì GI >70.
Nấm. Tất cả loại nấm có GI= 10 – 15, rất bổ dưỡng. Ngày nào chúng tôi cũng ăn nấm tươi (mushroom), hoặc nấm đông cô (khô) và nấm mèo (khô).
Đậu. Đậu trái (đậu haricot vert, đậu đủa, v.v.) hay hạt đều có GI thấp và chứa nhiều protein, vitamins và chất xơ. Đậu hạt tốt nhất lần lượt là Chickpeas, đậu phộng, đậu nành, đậu kidney, đậu trắng, đậu đen, butter bean, lentil, đậu xanh, đậu pea. Chúng tôi dùng lentil xanh,hoặc lenntil đỏ để trộn chung với gạo nâu nấu cơm luộc riêng các đậu chickpea, kidney, butter bean, đậu pea, đậu trắng, đậu xanh để ăn với cơm gạo nâu. Tàu hủ ky (làm từ đậu nành) cũng thường xuyên trong nhà. Đậu phộng rang, chick pea luộc dùng ăn phụ trong điểm tâm.
Trái cây. Tất cả các trái cây đều tốt cho người tiểu đường, ngoại trừ những loại quá ngọt (như chà là, dưa hấu, trái vải, long nhản). Các loại trái cây tốt cho người cao máu là Avocado, blackberry, bưởi, quít, cam, apple, pear, strawberry, blueberry. Nói vậy, chúng tôi vẫn có thể ăn những loại trái cây thật ngọt như măng cụt, nhãn, v.v. với điều kiện ăn ít, không phải ăn no hay cho thật đả như ngày xưa.
Trong nhà lúc nào cũng có cam, quít, apple và kiwi. Còn chuối phải ăn khi vừa vàng (chưa chín hẳn).
Đặc biệt, quít giàu potassium, magnesium, vitamins B1, B2 & B3, và folate (folic acid) với beta-carotene. Quan trọng nhất là quít có chứa chât Nobiletin là chất ngăn ngừa và chửa trị được tiểu đường loại 2.
Bưởi có GI= 25, không làm gia tăng đường trong máu, giàu vitamins C, giàu bioflavonoids chống được nhiều loại ung thư (nhất là ung thư trực tràng), và tiểu đường. Tuy nhiên, ai xử dụng thuốc loại statin để hạ cholesterol thì không nên ăn bưởi hay uống nước bưởi, vì chất naringin trong bưởi phản ứng với thuốc statin làm hại nhiều bộ phận cơ thể.
Nut. Tất cả các loại nut (hạch quả) đều có GI <20, và GL<7, ngoại trừ chestnut (và có lẻ hột mít) có GI =60. Các loại hạt (seeds) có GI <35, tức rất tốt. Trong nhà lúc nào chúng tôi cũng có Brazil nut, walnut (óc chó), đậu phộng, cashew, hạt dưa pumpkin, dùng để ăn sáng hay ăn chơi giữa buổi.
Herbs và Gia vị (spices). Tất cả đều có GI thấp 10-30. Ngoài ra, chúng có khả năng ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh. Chẳng hạn quế (cinnamon) hạ đường trong máu, và dùng chửa trị tiểu đường; sage giúp tốt bộ não và trí nhớ; húng bạc hà trị đau bụng và nôn mửa; nghệ chống viêm; é quế chống ung nhọt, tăng hệ miễn nhiễm; ớt hiểm chống nhiều loại ung thư; gừng chống nôn mửa, đau bụng, và viêm, v.v. Vì vậy, trong nhà lúc nào cũng có sẳn hành, tỏi, gừng, sả, quế,ớt và hơn 10 loại gia vị khác.
NẤU MÓN ĂN
Để có khẩu phần thích hợp cho người cao đường, món ăn phải bổ dưỡng, ngon, hợp khẩu vị và đa dạng, không lập lại mỗi ngày. Như vậy cần tài khéo léo và óc tổ chức của người nội trợ. Chúng tôi chủ trương món ăn chỉ được lập lại sau 7 -10 ngày, như vậy phải biết nấu từ 15 đến 20 món. Để khỏi mất thì giờ nhiều cho từng bữa ăn, chúng tôi nấu một món thật nhiều, rồi cho vào hộp hay bọc nhựa nhỏ vừa đủ cho 2 người ăn một bửa và tồn trữ trong ngăn đông đá (freezer). Để ăn hôm nay, đêm trước bọc thức ăn được để vào tủ lạnh cho tan.
Chúng tôi không dùng bột ngọt để nêm soup hay canh, mà chỉ dùng nước ngọt hầm từ xương (gà hay heo), nấu thật nhiều, cho vào bọc và tồn trữ trong ngăn nước đá. Ngoài ra, chúng tôi dùng nhiều gia vị (spices), nấu theo cách của người vùng Địa Trung Hải.
Về cơm, chúng tôi ăn ít, chỉ khoảng 1 chén/mỗi bữa ăn. Và ăn thật nhiều rau tươi và đậu tươi hay hạt, dưới nhiều hình thức như salade, rau luộc, xào, canh.
Chúng tôi chọn gạo lứt, gạo nâu. Chúng tôi nấu cơm theo lối của Nam Mỹ (học từ các sinh viên Brazil) là cơm độn với lentil (màu đỏ hay xanh), hay chickpea. Cơm độn lentil đỏ nấu xong có màu vàng đẹp và mùi như xôi vò. Cơm độn lentil xanh và chickpea có mùi vị của xôi trộn đậu phộng.
Các loại đậu hột thì cũng luộc sẳn, cho vào bọc, tồn trữ trong ngăn đông đá. Có thể ăn chung với cơm, hay thay khoai tây nấu curry, casserole (với thịt bò). Riêng lentil đỏ thì vừa dùng trộn cơm, vừa nấu soup, hay nấu cháo (thay gạo). Cháo lentil có màu vàng rất đẹp mắt. Nấu cháo với nước cốt xương hầm, thả ít lát thịt bò tái, và gia vị cùng ngò rí hay é quế (basil) thì ngon tuyệt. Có thể thay thịt bò bằng các loại thịt khác như heo hay gà, hay cá sea bass, sea bream (hai loại cá này thịt ngọt hơn cá lóc), tuna.
KẾT LUẬN
Người cao niên nào cũng có khả năng hay đang bị tiểu đường loại 2, hoặc ở dạng tiền-tiểu-đường (đường fasting 6,1 – 6,8 mmol/L) hay tiểu đường (diabetic). Lý do là các bộ phận trong cơ thể, như một động cơ rã rượi, trong đó pancreas không sản xuất đủ insulin, hoặc đủ nhưng không còn hiệu quả, để chuyển đường trong máu vào tế bào. Đường trong máu là do từ thức ăn, từ chất giàu tinh bột và năng lượng. Một người cao niên có trọng lượng 65 kg được phép ăn 50 g chất tinh bột cho mỗi bữa ăn. Ăn quá lượng này thì dường trong máu gia tăng, đưa đến bệnh tiểu đường nếu không chịu vận động thiêu đốt. Một chén cơm (nặng 100g) nấu từ gạo thơm chứa 21g tinh bột. Ăn 2 chén cơm cùng với các thức ăn khác cho một bữa ăn có thể vượt quá lượng tương đương với tinh bột 50 g cho phép, nhưng nhờ làm việc, vận động cơ thể nên triệt tiêu được lượng dư thừa này.
Bạn cao niên có thể ăn những món ăn giàu tinh bột hay đường khác với điều kiện đừng vượt quá số lượng tương đương 50 g này. Một trái bắp luộc loại lớn có thể chứa tới 40g tinh bột, nghĩa là ăn 1 trái bắp luộc lớn tương đương với 2 chén cơm.
Bạn cũng có thể uống rượu. Tuy nhiên, nên nhớ:
Một chai (hay lon) 568 ml bia 4% alcohol chứa 182 calories, nghĩa là bạn phải chạy bộ (12 km/giờ) trong 18 phút, hay đi bộ trong 54 phút mới đốt hết năng lượng này.
Một ly 175 ml rượu vang (wine) 13% alcohol chứa 159 calories, bạn phải chạy bộ 16 phút hay đi bộ 48 phút.
Một ly 125 ml champagne chứa 12% alcohol chứa 89 calories, bạn phải chạy bộ 9 phút hay 27 phút đi bộ.
Một ly 25 ml whisky chứa 40% alcohol chứa 62 calories, bạn phải chạy 6 phút, hay 18 phút đi bộ.
Bạn hảy nghĩ đến khả năng thiêu đốt số năng lượng này của bản thân mình để uống rượu.
Một bữa ăn ngon cùng bánh ngọt, cà phê có đường, và uống rượu thì lượng đường trong máu từ 6 mmol/mol có thể tăng nhanh lên 9 mmol/mol, có người tới 14 mmol/mol, trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Muốn giảm số này xuống lại 6 mmol/mol thì rất lâu, khoảng 3-4 ngày nếu ăn kiêng cử và tập thể dục. Còn nếu không ăn kiêng và thể dục, lượng đường gia tăng nhanh, và không đảo ngược được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://care.diabetesjournals.org/content/suppl/2008/09/18/dc08-1239.DC1/TableA1_1.pdf
https://adrenalfatiguesolution.com/fruits-lowest-glycemic-load/
http://www.montignac.com/en/search-for-a-specific-glycemic-index/#letter_a
Sau đây là vài hình ảnh tượng trưng những món ăn thường nhật của chúng tôi.
Hình 1. Trong nhà lúc nào cũng có 16 loại gia vị khô, chưa kể các loại tươi có bán hàng ngày ở siêu thị hay tiệm Ấn Độ.
Hình 2. Điểm tâm gồm bánh mì nâu nướng (toast) trét marmalade hay peanut butter, trứng luộc (hoặc omelette), một dĩa gồm cốm Nestle shredded wheat và nut, sữa tươi và chuối.
Hình 3. Điểm tâm với cháo lentil, hoặc cháo không hay với thịt trộn rau giá
Hình 4. Thức ăn trưa hay chiêu, gồm một chén canh khổ qua, một dĩa cơm nâu với đùi gà, 5 loại đậu, cauliflower, đậu bắp và Brussel sprout
Hình 5. Ăn trưa hay chiều gồm tô salade trộn (với nhiều loại rau có màu thì tốt hơn) và cá sardine với nửa chén cơm gạo nâu.
Hình 6. Ăn trưa hay chiều gồm dĩa salade, thịt gà luộc, tôm và cơm gạo nâu trộn với lentil, hoặc chickpea
Hình 7. Mỗi ngày phải ăn đủ rau xanh, củ (carrot, moolee), đậu trái, giá, ớt ngọt, cà chua, trái bắp con (baby corn), trái su, brocoli (hay cải bông cauliflower, hay brussel sprout), nhất là khổ qua và trái đậu bắp.
Hình 8. Nấu canh gồm carrot, moolee, trái su, trái bắp con, celery, nấm tươi nấu với xương
Hình 9. Món xào mặn gồm thịt heo nạt, tôm, nấm đông cô, củ hành ăn chung với đậu pea.
Hình 10. Một phần ăn tráng miệng gồm cam (hoặc quít), apple, kiwi, khóm và một lát xoài (vì ngọt nên chỉ ăn một ít)
Hình 11. Gạo nâu, lentil xanh, lentil đỏ và chickpea. Cơm gạo nâu nấu với lentil xanh, hay lentil đỏ hay trộn với chickpea chín đã nấu sẳn cho mùi vị rất ngon và màu rất đẹp.
Hình 12. Các loại đậu hạt khô (như butter bean, kidney bean, đậu trắng, đậu xanh, chickpea, v.v. được nấu chín trước, cho vào bọc nhựa vừa đủ cho một buổi ăn, và trữ trong ngăn đông đá.
Hỉnh 13. Đây là món cải biên từ cá chiên trứ của Việt Nam. Thay vì cá bống tượng, chúng tôi thay bằng cá trout, hoặc see bass, hoặc cá sea beam, hoặc cá hồi salmon, ngon hơn cá bống nhiều. Thay vì chiên, cá được hấp hơi chín trước (vì chiên có dầu mở). Thay tương hột (tránh muối mặn, đường và hóa chất tồn trử) chúng tôi dùng 4 loại đậu (butter bean, kidney bean, đậu trắng, đậu xanh), và đậu nành của tàu hủ ky. Ngoài ra, còn có bắp con, nấm đông cô, nấm mèo, hành, gừng, cà chua và ngò thơm để làm tăng khẩu vị. Món này chứa 3 thấp, 1 cao (thấp tinh bột và đường, thấp muối, thấp cholesterol, và cao dinh dưỡng). Chỉ cần ăn thêm ít cơm gạo nâu là đủ.
Hình 14. CANH MỒNG TƠI
Đây là món ăn dân dã, ngon và rất bổ dưỡng. Canh gồm mồng tơi, mướp, hành ngò. Nước ngọt từ xương gà hay xương heo, có thêm tôm hay tép, hay tôm khô, hay cá thát lát vò viên thì ngon tuyệt vời.
Mồng tơi rất bổ dưỡng, giàu vitamin A và sắc tố carotenoid như ß-carotene, lutein, zeaxanthin cần thiết cho chống lão hóa và nhiều loại bệnh; giàu Vitamin B hổn hợp như folate (100 g lá cung cấp 140 µg hay 35% folates), giàu vitamin-B6 (pyridoxine), và riboflavin; giàu vitamin C (100 g lá tươi 102 mg); giàu chất sắt (1,20 mg/100 g lá tươi) nên rất bổ máu; giàu potassium, manganese, calcium, magnesium và chất đồng. Chất potassium giúp kiểm soát nhịp tim, hạ áp huyết; chất manganese và đồng là thành phần của enzyme superoxide dismutase là chất chống oxit hóa.
Mồng tơi chứa ít calories (19 calories/100 g lá), nhưng giàu protein (2 g/100 g lá tươi), rất hữu ích cho người bịnh tiểu đường. Ngoài ra. lá mồng tơi chứa nhiều chất xơ làm giảm hấp thụ cholesterol, và ngăn ngừa các bệnh của bao tử, chống táo bón, kiết lị, ung lở đường tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột kết (colon cancer). Người cao niên ăn nhiều mồng tơi ngăn ngừa chứng loảng xương, thiếu máu, các chứng đau tim mạch. Sản phụ giảm đau lúc sanh đẻ.