Duyên nợ với quê hương
19/2/2017Trần Đăng Hồng, PhD
Tại Hà Nội, trước nhất chúng tôi vào trình diện Ngài Đại Sứ của Vương Quốc Anh. Sau đó chúng tôi viếng thăm nhiều cơ sở kinh tế của nước Anh tại Hà Nội, cũng như của Việt Nam chẳng hạn Công Ty Dầu Lửa của VN để tìm nguồn tài trợ cho sinh viên VN du học tại Anh. Sau đó, tôi đến viếng thăm Bộ Nông Nghiệp và trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, tôi có một cuộc nói chuyện giới thiệu các Đại Học ở Anh.
Cuối cùng chúng tôi đáp máy bay vào Sài Gòn. Ở đây, chúng tôi được chào đón trọng thể.
Vừa trong phi trường bước ra, tôi chỉ cho phái đoàn thấy cảnh chào đón phái đoàn ở ngoài đại sảnh phi trường
Bà Hiệu phó trường Nông Lâm Thủ Đức đón chào phái đoàn
Biết Ngọc Trầm, vợ của TS Nguyễn Văn Thành là thầy giáo của trường, là em vợ của tôi nên Bà Hiệu phó mời tham dự tiếp đón
Em Ngọc Trầm trao hoa cho tôi
Bà Hiệu phó cũng biết Trần Đăng Khôi là cháu ruột của tôi, đang học năm cuối, nên cũng trong phái đoàn tiếp đón
Chú cháu ôm nhau
Nhờ chuyến công tác này, Đại Học Reading đặt được cơ sở quan hệ với các đại học quốc gia ở Sài Gòn, nhất là Đại Học Nông Lâm ở Thủ Đức.
Buổi họp giữa phái đoàn Anh và nhà trường ĐH Thủ Đức
Phái đoàn Anh cấp 2 học bổng cho 2 nhân viên giảng huấn của trường
Điều vinh dự nhất cho tôi là được Bộ Môi Trường của chánh phủ Anh tài trợ một ngân sách khá lớn cho Đại Học Học Reading cử tôi về Việt Nam trong chương trình Darwin Initiative kéo dài 3 năm 2002-2005 để huấn luyện 30 chuyên gia trẻ Việt Nam trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thảo mộc nhất là cây rừng. Trong suốt chương trình này, hàng năm tôi về Việt Nam hai lần, mỗi lần dài 3 tuần.
Điều đau lòng nhất của tôi, là vừa đặt chân tới Sài Gòn, vừa vào cư ngụ ở Khách Sạn REX, thì tôi nhận tin cha tôi mất ở Nha Trang. Trường Đại Học Nông Lâm vội cung cấp cho tôi xe và tài xế để suốt đêm đi Nha Trang. Sáng ngày tới nơi, tôi quỳ lạy bên Cha suốt buổi sáng, để xế đó xe đưa tôi trở về Sài Gòn, đến REX vừa đúng nửa đêm. Sở dỉ tôi phải về Sài Gòn vì không thể không tham dự buổi lễ khi có Ngài Tổng Lảnh Sự đến khai mạc, cùng với 30 học viên trẻ được tuyển chọn khắp Miền Nam đến thụ huấn do tôi giảng dạy, mà chỉ mình tôi là nhân vật chính đến từ Anh.
Buổi lễ được ngài Tổng Lảnh Sự Anh Adrian Stephens ở Sài Gòn cùng với GS Lê Văn Huy Đại Diện Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chủ tọa và đọc diễn văn khai mạc. Buổi lễ được Đài Truyền Hình Sài Gòn tường trình vào tối 21/5/200 (Hình 2). Báo chí bằng tiếng Anh (Hình 3) và tiếng Việt (Hình 4) tường trình và phỏng vấn tôi nhiều lần. Sau buổi lễ khai mạc hai ngày, Ngài Đại Sứ Anh Warwich Morris ở Hà Nội vào Sài Gòn, Ngài mời tôi đến ăn trưa tại một restaurant ở đường Sương Nguyệt Ánh, và sau đó Ngài có viết thư cho tôi (Hình 6) khen ngợi công tác của tôi và mời tôi đến thăm Ngài ở Hà Nội trong chuyến công tác tới.
Hình 1 Quan khách và học viên trong buổi lễ khai mạc ngày 21/5/200. Hàng đầu từ trái sang phải, thứ 3, 4 và 5 lần lượt là tôi, ngài Lãnh sự Anh và đại diện Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.
Hình 2, Đài Truyền Hình Sài Gòn tường trình vào tối 21/5/2001
Hình 3. The Saigon Times Daily tường trình vào ngày 22/5/2001
Hình 4. Các báo tiếng Việt như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Khoa học phỏng vấn
Hình 5. Lá thư của Ngài Đại Sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam
Hình 6. Thuyết trình tại Đại Học Cửu Long ở Vĩnh Long ngày 24/1/2002.
Hình 7 Ngày Hội Thảo tổ chức tại ĐH Nông Lâm ngày 11/6/2002, chuyên viên đến trình bày vấn đề bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam và bảo vệ Cây Rừng
Hình 8. Hội thảo khoa học về Hạt Giống và Bảo Tồn nguồn gen
Hình 9. 4 chuyên viên trẻ được chọn qua Đại Học Reading để tôi tiếp tục huấn luyện thâm sâu cho đủ khả năng làm nghiên cứu khi trở về VN
Reading, 19/2/2017