DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Chúng ta biết gì về hành tinh Kepler-452b

Lên mạng ngày 24/7/2015

CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ HÀNH TINH KEPLER- 452b

Trần Đăng Hồng, PhD

 


 

 

Cơ quan Không gian NASA và SETI tuyên bố ngày 23/7/2015 là vừa tìm thấy một hành tinh đàn anh sinh đôi (twin) với Trái Đất, có tuổi đời lớn hơn và to hơn, được đặt tên KEPLER- 452b. Một điều làm các nhà khoa học phấn khởi là hành tinh này nằm trong một ngân hà “có thể có sự sống” tương tự như trong Mặt Trời của chúng ta. Cũng trong buổi tuyên bố này, các nhà khoa học cũng xác định đã tìm thấy 11 hành khác có thể có sự sống. Chúng ta thử tìm hiểu về hành tinh mới khám phá này.

-         Hành tinh Kepler-452b bay trên một quỹ đạo của tinh tú (ngôi sao) có tên Kepler-452, ở một vị trí cách xa Trái Đất 1400 năm-ánh-sáng trong chòm sao Cygnus trong dãi ngân hà Milky Way của chúng ta.

-         Hành tinh này 1,6 lần lớn hơn Trái Đất.

-         Các nghiên cứu trước đây cho biết các hành tinh nào có kích thước như vậy có nhiều khả năng được cấu tạo bởi nham thạch (đá, rocks), như Trái Đất.

-         Kepler-452b chạy trên quỹ đạo của một ngôi sao loại G-2, giống như Mặt Trời của chúng ta.

-         Hành tinh nằm trong vùng “có thể có sự sống”, nghĩa là ở khá xa mặt trời của nó nên có nước vì không bốc hơi hết, nhưng đủ gần để không bị đông thành nước đá.

-         Một năm trên Kepler-352b dài 385 ngày (20 ngày dài hơn ở Trái Đất), nên khoảng cách của nó với mặt trời của nó chỉ dài 5% hơn khoảng cách Trái Đất và Mặt Trời của chúng ta.

-         Hành tinh này có khí quyển, có mây (của hơi nước) và có núi lửa (hỏa sơn) đang hoạt động.

-         Ngôi sao Kepler-452 (tức cha mẹ của hành tinh Kepler-452b) có số tuổi là 6 tỉ năm (Mặt Trời của chúng ta 4,5 tỉ năm tuổi).

-         Ngôi sao Kepler-452 lớn hơn Mặt Trời 10%, sáng hơn và có cùng nhiệt độ với Mặt Trời.

-         Hành tinh Kepler-452b có quỹ đạo lớn hơn, nên có thể có nhiệt độ ấm hơn Trái Đất.

 

 

  

Hình 1. NASA đã khám phá được 12 hành tinh mang tên Kepler trong số này hành tinh Kepler-452b có môi trường tương tự như ở Trái Đất

 

Việc khám phá hành tinh Kepler-452b rất quan trọng và mang nhiều điều thú vị vì nó bay trên quỹ đạo loại tinh tú G (Hình 1), trong lúc 11 hành tinh kia bay quanh các mặt trời nhỏ hơn và nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời của chúng ta. Ngoài ra, tuổi đời của Kepler-452b già hơn Mặt Trời 1,5 tỉ năm nên có thể có nhiều cơ may có sự sống phát triển trên đó.

 

Viễn vọng kính Kepler Space telescope

Kepler là một đài quan sát thiên văn bay trong vũ trụ có mục đích đi tìm các hành tinh có kích thước tương tự như Trái Đất ở trong vùng “có khả năng sự sống hiện hữu” trong dãi ngân hà Milky Way và đồng thời  đếm trong số bao nhiêu tỉ vì tinh tú trong dãi ngân hà có các hành tinh như vậy.

 
 

Hình 2. Hỏa tiển Delta II (7925-10L) được phóng lên không gian ngày 7/3/2009 mang theo Phi thuyền Kepler trang bị viễn vọng kính Kepler Space telescope và nhiều thiết bị khoa học khác.

 

Tính tới tháng 1/2015, Kepler đã tìm thấy 1013 hành tinh đã được xác nhận trong 440 hệ sao (stellar system) chưa kể 3199 hành tinh khác chưa được xác định tên. Dựa trên kết quả do Kepler gởi về thì có khoảng 40 tỉ hành tinh có kích thước tương tự với Trái Đất bay trong vùng “có khả năng có đời sống” tương tự như Mặt Trời của chúng ta trong dãi ngân hà Milky Way. Trong số 40 tỉ hành tinh này, có khoảng 11 tỉ hành tinh bay quanh các mặt trời của chúng, tương tự như Mặt Trời chúng ta. Hành tinh gần nhất Trái Đất cách xa ta 12 năm-ánh-sáng (cước chú: vận tốc ánh sáng là 300.000 km/giây).

Ngày 6/1/2015, NASA đặt tên thứ 1000th cho các hành tinh này, trong số này có 3 hành tinh mang tên Kepler-438b, Kepler-442b và Kepler-440b.

 

 

  

Hình 3. Chùm sao Celestial north  do Kepler chụp

Ngày 23/7/2013, NASA công bố tìm được hành tinh Kepler-452b. Khám phá được Kepler-452b là nhờ viễn vọng kính Kepler Space Telescope thấy được điểm sáng nhất trong số các vì sao Kepler, nhưng viễn vọng kính này chưa đủ mạnh để quan sát rõ ràng hành tinh này. NASA dự trù sẽ phóng lên vũ trụ vào tháng 10/2018 một viễn vọng kính tên “James Webb Telescope” mạnh hơn 100 lần Hubble có khả năng khám phá  được các biến động xảy ra từ 13,5 tỉ năm trước của vũ trụ.

 



Hình 4
. Viễn vọng kính “
James Webb Telescope” sẽ phóng lên vũ trụ vào 2018.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Fiona MacDonald (24/7/2015). Here's everything we know about the most Earth-like exoplanet ever found. And why it's so freaking exciting. http://www.sciencealert.com/here-s-everything-we-know-about-the-most-earth-like-exoplanet-ever-found

 

Reading, 24/7/2015

Trần Đăng Hồng, PhD