DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Biến đổi khí hậu toàn cầu - P 1

19/11/2015



BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

Trần Đăng Hồng, PhD


Phần I - 50 NĂM NHÌN LẠI


Hình 1. Ngọn lửa đốt khí thải ở các giếng dầu

Cách đây đúng 50 năm, nhà địa vật lý Michael Mann, chủ tịch ủy ban cố vấn khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ, đã cảnh báo Tổng Thống Lyndon B. Johnson về việc tiếp tục thải khí CO2 do đốt nhiên liệu cổ sinh vào khí quyển sẽ tác hại loài người. Tờ trình kết luận là “thay đổi khí hậu đáng kể mà không thể kiểm soát được trong phạm vi địa phương hay quốc gia”.

Để kỷ niệm 50 năm tường trình cảnh báo, Hiệp Hội Hoa Kỳ Vì Sự Tiến Bộ Khoa Học (American Association for the Advancement of Science (AAAS), Học Viện Khoa Học Carnegie, Hội Khí Tượng Hoa Kỳ (American Meteorological Society), và Quỹ Bảo Tồn Linden (Lindon Trust for Conservation) đã tổ chức một ngày hội thảo vào ngày 29 tháng 10 vừa qua.

50 năm trước, chưa có mấy người tin lời cảnh báo đó. Nhưng trong vòng 50 năm qua, nhất là trong vòng vài thập niên trở lại đây, con người đã chứng kiến rỏ rệt sự biến đổi khí hậu trên phạm vi địa phương, vùng và toàn cầu: nhiệt độ gia tăng, sóng nhiệt, mưa bão lũ lụt bất thường, hạn hán, v.v.

Cùng nhau bảo vệ môi trường và chống gia tăng nhiệt độ toàn cầu, cách đây vài tuần 10 đại công ty sản xuất 20% dầu hỏa thế giới, gồm BP, Pemex, Statoil, Saudi Aramco, Total, Royal Dutch Shell, BG Group, Eni, Reliance Industries, và Repsol công nhận sự trầm trọng của vấn đề và nhận trách nhiệm một phần trong vấn đề giải quyết, trước tiên bằng biện pháp giảm khí thải nhà kính tìm cách kiềm chế ngọn lửa cháy do sa thải khí đốt ở giếng dầu, đầu tư vào việc thu hoạch và tồn trữ khí này. Tuy nhiên các biện pháp này chưa đủ để tránh gia tăng nhiệt độ toàn cầu quá 2°C, vốn là mục tiêu tranh đấu hiện nay.

Gần đây nhất, Đức Giáo Hoàng Francis đã cảnh cáo thế giới về mệnh lệnh đạo đức là phải hành động ngăn chận biến đổi khí hậu gây bất lợi cho đa số thành phần thua thiệt trong xả hội mà họ đóng góp rất ít vào hiện tượng này. Các tôn giáo khác cũng đồng quan điểm đạo đức này.

Trong mùa hè vừa qua, tại Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc 12 đại công ty gồm General Motors, Apple, Google, Alcoa, và Bank of America, hứa đầu tư hơn 149 tỉ US Dollars trong cố gắng giảm thiểu sa thải CO 2 trong 5-10 năm tới.

Việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu và nước biển dâng cao là hai hiện tượng song hành liên hệ mật thiết với nhau. Đại dương chiếm 2/3 diện tích địa cầu, là nơi diều phối môi trường cả thế giới. Gia tăng nhiệt độ không khí cũng làm gia tăng nhiệt độ của nước đại dương, khuynh hướng tiếp tục mặc dầu khí thải CO2 được loại bỏ. Đại dương hấp thụ CO2 từ khí quyển làm nước acit hơn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sống của động vật biển, nhất là san hô và loại động vật có vỏ và xương bằng vôi, khó tồn tại.

Hội nghị về Biến Đổi Khí Hậu tại Paris Pháp quốc sẽ diễn ra từ 30/11 đến 11/12/2015. Mục tiêu của Hội Nghị là hoàn thành thỏa hiệp cam kết cắt giảm khí sa thải nhà kính giữa hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới trong biện pháp ngăn chận nhiệt độ toàn cầu gia tăng vượt ngưởng 2°C.


Hình 2.15 quốc gia hàng đầu thải khí CO2 năm 1990 và 2013 (bên trái) và dựa trên đầu người (bên phải). Tài liệu của EU Edgar database.

 

Quốc gia sa thải khí CO2 nhiều nhất thế giới là China tiếp theo là Hoa Kỳ. Các nhà khoa học cảnh cáo rằng nếu khí thải nhà kính tiếp tục gia tăng, nhiệt độ toàn cầu sẽ vượt quá ngưởng 2°C sẽ là thảm khốc và không trở lại nhiệt độ bình thường. Theo các dự đoán, với đà gia tăng khí thải nhà kính hiện nay thế giới đang trên đà tiến tới gia tăng nhiệt độ 5°C (Hình 3, thời diểm 2014). Sự chênh lệch nhiệt độ toàn cầu giữa thời đại băng hà, cách đây 110.000 đến 12.000năm, với nhiệt độ toàn cầu hiện nay cũng khoảng 5°C, như vậy chỉ tăng chút ít nhiệt độ cũng sẽ có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Emissions trajectory

Hình 3. Sự liên quan giữa lượng khí thải CO2 toàn cầu (tỉ tấn/năm) với gia tăng nhiệt độ toàn cầu (°C).

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì nhân loại sẽ vẫn còn nhận hậu quả của biến đổi nhiệt độ của đại dương trong vài thế kỷ sau khi nhiệt độ khí quyển trên đất liền trở lại bình thường. Vì vậy, con người phải chấm dứt sa thải khí nhà kính trước khi quá trể. Trong các bài tới, chúng ta sẽ thấy vai trò biến đổi của đại dương ra sao.

 

Còn tiếp Phần 2.

 

Reading, 11/2015