DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Tản Mạn Cùng Thầy Cô

20/11/2003

TẢN MẠN CÙNG THẦY CÔ

Trần Đăng Hồng

Một học sinh VõTánh của thập niên 50

 

Kính tặng các Thầy Cô Nha Trang

Cảm ơn anh chị VõXuân Hương (Dallas)

và Cung Giũ Nguyên Center (USA) gửi biếu cuộn video

 

Tôi đã phải xem đi xem lại nhiều lần cuộn video “Hình ảnh  thầy cô củ”.  Đôi khí tôi phải cho quay lại một vài đoạn để nghe lại từng lời cho rỏ của sáu thầy cô: Nguyễn Vỹ, VõDự, Võ Hồng, Lê Văn Đào, Nguyễn Ngân và Đoàn Thu Cúc.  Thật đáng tiếc không có được hình ảnh và tiếng nói của thầy Cung Giũ Nguyên.

Trong số bảy thầy cô, chỉ có thầy Đào và thầy Nguyên dạy tôi, thầy Đào dạy tôi trong hai năm đầu, đệ thất và đệ lục; và thầy Nguyên dạy tôi hai năm cuối cùng của trung học, đệ nhị và đệ nhất của trường VõTánh. 

Trong bảy năm trung học VõTánh của tôi (1953-1960), thầy Nguyễn Vỹ là một trong số bốn hiệu trưởng: thầy Lê Tá, thầy Nguyễn Vỹ, thầy Lê Khắc Nguyện và thầy Lê Nguyên Diệm. Điều đó thật dể hiểu, một học sinh tầm thường như tôi làm sao có dịp gặp thầy hiệu trưởng của một trường với hàng ngàn học sinh.  Ngoài ra, tôi cũng không còn nhớ thầy Vỹ đã có những lời giảng dạy, huấn từ chung, cho cả trường trong thời gian làm hiệu trưởng của  Thầy (1955-1956), mặc dầu tôi vẫn còn nhớ chút ít, ít ra là giọng nói, của thầy Lê Tá và thầy Lê Khắc Nguyện.  Nhưng điều đó không tr lắm cho đời tôi, thầy Vỹ vẫn còn nhắn nhủ dạy cho đám học trò nay đã trên dưới 60 “Ăn ít, uống nhiều, ăn ít uống nhiều,..”  Thầy biết Thầy không còn nhiều kiến thức nghề nghiệp để truyền đạt vì Thầy biết, ở cái tuổi 103, Thầy đã mất nhiều trí nhớ, tay Thầy không còn cầm viết được như xưa, nhưng đời Thầy vốn đã phải mang cái nghiệp thầy giáo chân chính, Thầy phải truyền đạt gì đây cho đám học trò, nay đã 60-70, và  đều  là “hậu sanh khả uý”.  Vì hơn bốn mươi năm tuổi đời đối với chúng con, Thầy đã không ngần ngại truyền đạt kinh nghiệm đời của Thầy, bí quyết sống lâu để được như Thầy. Những gì Thầy truyền đạt cho chúng con hôm nay con sẽ phải ghi vào tấc dạ, bởi vì chúng con lúc nào cũng tin tưởng vào Thầy, cũng như đã nhờ tin tưởng vào các thầy 40-50 năm trước mà chúng con mới có được ngày hôm nay.

Cho tới bây giờ, ở mi lứa tuổi, tôi đều có một thần tượng để tôi theo đuổi. Thầy Lê Văn Đào là thần tượng của tôi khi tôi học ở những năm đầu trung học, cũng như thầy Cung Giũ Nguyên là thần tượng của tôi khi tôi học ở những năm cuối của trung học. 

Thú thật, tôi không biết nói gì về thầy Nguyên, kiến thức thầy cao và rộng quá, và quá nhiều người đã nói về Thầy. Việc Trung Tâm Cung Giũ Nguyên do đám học sinh của thầy ở Hoa Kỳ thành lập đã tự nói lên hết về Thầy.  Tuy nhiên tôi cũng phải có một điều gì đó để nói về Thầy.  Đó là khoảng 1977 hay 1978, tôi có dịp gặp một số giáo chức đại học ở Miền Nam đang sống tại Paris, nơi tụ họp của mọi khuynh hướng chính trị. Chúng tôi thông tin cho nhau, luận bàn về số phận của một số giáo chức, trí thức còn kẹt ở quê nhà. Dỉ nhiên, có vị này được khen là có khí tiết, kẻ sỉ, có vị khác bị chê là trở cờ theo gió.  Thầy Cung Giũ Nguyên cũng được anh em nhắc tới, kể lại cho nhau nghe từ những Việt kiều được tuyển chọn về thăm VN thời đó, những hành động, cung cách, cư xử, lời nói của Thầy sau 75, với tất cả lòng kính phục về tư cách của Thầy.  Tôi hả dạ, bởi vì thần tượng Cung Giũ Nguyên vẫn không bị sứt mẻ hay dao động trong lòng tôi.


Buổi gặp mặt với hai thầy thần tượng Lê Văn Đào và Cung Giũ Nguyên năm 2000
 

Tôi không biết lý do gì tôi chọn thầy Đào làm thần tượng ở tuổi 12 của tôi, có lẻ Thầy đẹp trai với chiếc Lambretta như một tài tử xi nê, có lẻ Thầy vui vẻ, có lẻ Thầy rất dịu hiền với tôi, nhưng tôi chắc chắn rằng Thầy dạy rất giỏi, nhờ Thầy mà tôi có căn bản Anh Văn.  Tôi nhớ là cứ mỗi lần về làng quê, khi đi ngang qua Phú Vinh là tôi phải nhìn vào nhà Thầy, để xem có Thầy ở đó không, có chiếc Lambretta dựng bên hong nhà kế cái giếng không. Tôi không tin rằng Thầy “l mảng” như Thầy nói, bởi vì trong những năm học với Thầy, cũng như sau này gặp lại Thầy nhà anh tôi, Thầy rất dịu hiền, có một lần nghe Thầy nói về tu thiền, về đạo Phật.  Là thầy giáo, thầy nào lại chịu học trò gian lận trong học hành thi cử. Nhưng Thầy ơi, dầu Thầy có bắt được vài đa học trò gian lận bài vở của thời 60, nhưng Thầy làm sao diệt được tánh gian lận của con người Việt Nam.  Bởi vì, chính văn hóa chúng ta chấp nhân gian lận cơ mà!  Này nhé, chỉ nhằm sinh vào tháng chạp cuối năm, Cô Cúc đã được ban cho thêm hai tuổi, dầu chỉ mới sanh được mấy ngày.  Để tang cho cha mẹ đúng 24 tháng, nhưng khi nói ra thì tăng lên “3 năm tang chế”.  Khai gian ngày sinh tháng đẻ là một chuyện rất bình thường, như kể trong video.  Gian lận tiểu sử cũng d dàng chấp nhận.  Mọi sự gian lận đều là chuyện bình thường ở nước ta, nhất là ngày nay.  Cách đây không lâu, đọc được một bài báo trong nước báo cáo về giáo dục ở Việt Nam cho biết là tỉ lệ học sinh gian lận thi cử ở VN là 10% ở tiểu học, 30% ở học sinh trung học, và khoảng 50%, hay hơn nữa, ở cấp đại học.  Không có số thống kê ở cấp Sau Đại Học.  Và theo suy din với cái mô hình cái phu (funnel) nhảy mỗi bậc 20% này thì bằng cấp Thạc sỉ phải là 70%, và cấp Tiến sỉ phải là 90% ?. Và vì vậy, thưa Thầy Đào, em đã không ngạc nhiên khi đọc tin cả một ban giám hiệu của Đại học Đông Đô nào đó ở Hà Nôi, từ ông Tiến Sỉ Hiệu trưởng tới các Tiến sỉ, Thạc sỉ Trưởng Khoa, Trưởng Ban, v.v. đã thỏa hiệp cùng nhau gian lận trong tổ chức thi vào đại học mấy tháng trước đây. Vừa mới đây, một giáo dân hỏi Đức Hồng Y Phạm Minh Mẩn khi ngài thăm viếng Hoa Kỳ là có sự khác biệt nào giữa giáo dục ở VN trước và sau 75.  Ngài dí dõm trả lời đại khái như sau: Để đánh vần ch “khổ”, trẻ em trước 75 được dạy đánh vần  “ca hát ô khô hỏi khổ”, dầu là khổ nhưng vẫn ca vẫn hát tự do, còn bây giờ thì “khờ ô khô hỏi khổ” không biết tại vì khờ nên khổ, hay vì khổ mà thành khờ.  Thật là thâm thúy. Nhân chi sơ tánh bổn thiện.  Môi trường xả hội mới đã làm xói mòn bản chất lương thiện của con người, nhưng, và may thay, bản chất này còn tồn tại ở con người thuộc thế  hệ  cũ như các Thầy Cô và đám  học  trò  do Thầy  Cô dạy  d như  chúng con, ở trong hay ngoài nước.

Tôi chưa có dịp học với thầy Võ Hồng, tôi cũng chưa gặp mặt Thầy lần nào trong đời.  Khi còn ở VN, tôi chỉ biết loáng thoáng Thầy là một nhà văn nổi tiếng. Bây giờ tôi tự cảm thấy xấu hổ là chưa đọc một tác phẩm nào của Thầy.  Xin Thầy tha thứ cho một đàn em vốn dốt và ít đọc văn chương và xa đất nước đã 30 năm.  Tôi chỉ mới bắt đầu tìm đọc khi anh tôi giới thiệu trang web “www.vohong.de”.  Tôi say sưa đọc, và giật mình, tại sao có một nhà văn lại có ý tưởng giống tôi khi tôi đọc bài “Lời nguyện của rừng” (Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 21/7/1996) của thầy Võ Hồng. Thầy đọc bài thơ “La prière de la forêt” vào năm 1945 ở thác Cam Ly Đà Lạt. Tôi cũng đã đọc một bài nói về bài thơ này, mà khoảng thập niên 30-40, được gắn trên bảng gổ ở hai nơi, một là ở Nha Thủy Lâm Miền Nam tại Sài Gòn, và bảng kia là tại Thác Cam Ly, cạnh phần mộ của ông Nguyễn Hửu Hào, ba vợ của vua Bảo Đại. Bài thơ tiếng Pháp đó như sau:

Homme, je suis la chaleur de ton foyer par les froides nuits d’hiver.

L’ombrage ami lorsque brule le soleil d’été.

Je suis la charpente de la maison, la planche de la table.

Je suis le lit dans lequel tu dors et le bois dont tu fais les navires.

Je suis le manche de la houe et la porte de ton enclos.

Je suis le bois de ton berceau et de ton cerceuil.

Je suis le pain de la bonté et la fleur de la beauté

Écoute ma prìere: Ne me detruis pas.

 

Thầy Hồng kính mến! Thầy đọc bài thơ trên vào năm 1945 ở Cam Ly Đà Lạt. Năm 1996 Thầy tạm dịch bài thơ và viết lời nhắn nhủ cho tuổi trẻ VN biết bảo vệ rừng.  Thầy không phải là người đơn độc.  Trước Thầy và sau Thầy cũng có người làm như Thầy, nhưng Thầy có hy vọng gì không ở lời kêu gọi của Thầy?  Thầy có biết, bài thơ này cũng đã được một người, không phải là nhà văn, thi sĩ, mà là một k sư ngành Thủy Lâm, Kỷ Sư Bùi Bá (?-1990), dịch từ năm 1952 tại Hà Nôi để nói lên lời thống thiết là phải bảo vệ rừng, mặc dầu vào thời đó VN có khoảng 20 triệu Ha rừng với dân số “VN với 25 triệu đồng bào”. Bài thơ đó được Kỷ Sư Bùi Bá dịch như sau:

Người có biết những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lửa hun nồng

Người có biết, những ngày nắng gắt, ta cho tàng mát rượi ánh thiều nung,

Người có biết, dưới sườn nhà đồ sộ, ta cho người dầu dãi nắng mưa chan;

Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ màng

Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm châu,

Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nẩy nở hoa màu

Chính ta đã rước người vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru

Rồi ta sẽ tiển người khi vĩnh biệt, làm áo quan ấm áp giấc nghìn thu

Người hởi người, nghe lời ta cầu nguyện,

Chớ hại ta mà vũ trụ u sầu.

Để ta sống, ta điều hòa mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi,

Để ta sống, ta ngăn luờng vủ bảo; chận cát bay làn gió bốc tung trời

Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cỏi trần gian

Để ta sống, ta cản dòng nước lũ, cứu nhân dân cơn thủy nộ lầm than

Ta là Mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng phong

Ta tô điểm non ng nên gấm vóc, cây xanh cao lá biếc lớp trùng trùng

 

Và để kết thúc bài thơ, Bùi Bá đã dịch thêm hai câu thơ của André Theuriet

Au plus profond des bois, la Patrie a son Coeur

Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt

thành

Người hởi!

Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẩm

Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong

                             

Thật    tuyệt  diệu! Kỷ sư Bùi      lại  Miền  Bắc, và  bài thơ này không được phổ biến ở Miền Bắc sau 1954, nhưng theo lớp người di cư lại phổ biến rộng rãi trong giới sinh viên và chuyên viên thủy lâm ở Miền Nam.

Năm 1993, tôi trở về thăm Việt Nam sau 20 năm xa xứ. Điều làm tôi kinh ngạc là không còn một dấu vết của rừng trên quốc lộ 1 trên đường về Nha Trang.  Tôi vẫn còn nhớ rỏ, vào đầu thập niên 70, mỗi khi về Nha Trang, qua khu Rừng Lá là nổi kinh hoàng, vì sợ mìn gài, sợ phục kích, vì hàng trăm cây số là rừng nguyên sinh rậm rạp.  Tôi không phải là chuyên viên Thủy Lâm.  Tôi được đào tạo thành một chuyên viên về bảo tồn di sản thực vật (plant genetic resources conservation).  Tôi làm nghiên cứu ngành này trên 25 năm, tôi biết rõ VN có khoảng 12 ngàn loài thực vật, đứng hạng thứ 16 trong các nước giàu tài nguyên thực vật trên thế giới, trong số 12 ngàn loại thực vật này thì có khoảng 5 ngàn loài bản địa, nghĩa là chỉ có ở VN chứ không có ở nước khác.  Với cái đà phá rừng này, thì các thế hệ tới sẽ không còn một giống bản địa.  May mắn cho tôi, khoảng 1994, nhân dịp Đài BBC tiếng Việt  phỏng vấn tôi 12 lần liên tục về các vấn đề khoa học và phát thanh về VN mỗi ngày Thứ Năm trong suốt ba tháng liền, tôi đã kêu gọi là phải bảo tồn các giổng hoang dại,  các giống bản địa, các giống cổ truyền, không vì có những giống cao sản mới mà ruồng ry nó, bởi vì nó không những là tài sản của VN, mà còn của thế giới, phải bảo vệ nó cho những thế hệ mai sau xử dụng.  Tôi đã đi dạy đề tài này ở nhiều nước, kể cả Hoa Kỳ.  Tại sao không huấn luyện cho đàn em mình ở VN?  Nhưng dính dáng tới VN thì phiền phức lắm, phải tế nhị lắm, vì búa rìu dư luận giữa hai lằn tên mủi đạn.  Để khỏi, hay giảm thiểu, mang tai tiếng cho tôi, tôi vận động các cơ quan viện trợ của chính phủ Anh, và Cộng Đồng Âu Châu để tìm tài trợ để thực hiện ý muốn đó. Năm 2000, tôi được toại nguyện.  Tôi được cử đi công tác ở VN mỗi  năm hai lần để huấn luyện cho các chuyên gia, các sinh viên VN trong vấn đề bảo tồn di sản thực vật.  Tôi đã đi nói chuyện tổng cộng 16 lần ở các Viện Nghiên Cứu, và các Đại Học ở Sài Gòn và vài tỉnh ở đồng bằng Cửu Long.  Trong dịp này, cũng có vài người hỏi tôi là nếu bỏ công bảo tồn thì phải bảo tồn thứ quí giá, chứ ba thứ cỏ dại tào lao thì bảo tồn làm chi. Tôi thật là “tào lao”, cũng như thầy Võ Hồng “tào lao” đã nhổ đi một cây cỏ dại trong một chậu hoa, để sau đó trồng nó lại (Nhìn về một nẻo, Võ Hồng, Kiến Thức Ngày nay 149/1996).  Có lẻ thầy Võ Hồng đã cứu cây cỏ dại đó vì bản tính nhân đạo của Thầy, còn tôi, với con mắt của người làm khoa học, tôi phải bảo vệ nó cho tương lai, bởi vì nó có thể chứa những “gen” quí giá mà chúng ta còn ngu dốt chưa khám phá nó.  Trong thời buổi khoa học chuyển gen tạo giống mới cần phải có gen mới, chỉ tiềm tàng ở loài hoang dại.  Cách đây vài tuần, một anh bạn học thân củ từ thời VõTánh đã e mail cho tôi “Hồng tìm giùm cho mình tên khoa học và tính chất cây Kim Thất lấy từ Việt Nam trị bịnh tiểu đường rất công hiệu, mà đa số người Việt ở M đều có trồng trong vườn để trị bịnh”. Tôi vội lật từng trang từ quyển sách “Cây thuốc Việt Nam” mô tả khoảng 3000 loài cây VN làm thuốc, nhưng không thấy cây này.  Lật qua “Cây Cỏ Việt Nam” của Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ, à, thì ra có 12 loài Kim Thất bản địa Gynura ở Việt Nam, trong đó có một số loài dùng làm thuốc trị nhiều bịnh.  Tôi vào database của thư viện đại học, thì đã có 122 bài nghiên cứu y học về cây Kim Thất.  Kim thất chỉ là một loài cỏ hoang dại của VN và Đông Nam Á Châu. 

Năm 2002, tôi soạn một bài tiếng Việt để định đăng trên một tạp chí khoa học ở Việt Nam, trong đó tôi lược giản những phương pháp bảo vệ tài nguyên thực vật của VN.  Tôi viết là bảo vệ qua biện pháp bảo vệ rừng không ổn, bởi vì Việt Nam chỉ còn 5 triệu Ha rừng theo tài liệu quốc tế (dựa trên không ảnh, trong lúc VN tuyên bố còn 10 triệu Ha), và với đà phá rừng 250 ngàn Ha mỗi năm hiện nay thì sẽ không còn gì nữa trong 20 năm tới.  Một biện pháp thú hai cũng không được là bảo vệ trong các “Lâm Viên Quốc Gia”, bởi vì tôi viết là Lâm Viên Quốc Gia Trảng Bom được thành lập với diện tích 350 Ha năm 1957, khi tôi đến thăm năm 2001 thì chỉ còn vỏn vẹn 2 Ha, coi như toàn thể bị phá hủy  hệ  thống vì cái “boom” giá đất tăng vọt của những năm sau này. Biện pháp bảo vệ trong các Vườn bách thảo cũng không hu hiệu, nếu nó hu hiệu như thầy Võ Hồng nói  khi thăm Vườn  Bách  Thảo    Nội  năm 1945 (Lời Nguyện của Rừng, Võ Hồng), thì nó không như vậy ở Vườn Bách Thảo Sài Gòn năm 2001.  Bởi vì theo những tài liệu cũ, vườn bách thảo Saigòn trước kia có 760 loài cây, nay chỉ còn không tới 300 loài cây sưu tập, người  ta đã  chặt  đốn  nó để thay vào đó bằng  các công trình du hí có thể tạo ra tiền trước mắt.  Cũng trong bài đó, tôi đề nghị các trường học, các công viên nên trồng cây bản địa để giáo dục thay vì trồng cây ngoại nhập.  Tôi đã cho một ví dụ, như Nha Trang Khánh Hòa là quê hương của 28 loài Thị (Diospyros), của 2 hay 3 loại Cam Quít bản địa, của cây Kỳ Nam hay Trầm hương (Aquilaria crassna) trong huyền thoại Tháp Bà, thì có mấy học sinh biết tới, chưa kể nguồn lợi kinh tế của cây Mun (Diospyros mun) của vùng Cam Lâm mà giống này đang sắp tuyệt chủng.  Không như Tư Cuội trong “Con Rồng thứ sáu” của thầy Võ Hồng, tôi ước mơ và hy vọng là nếu thành công chuyển gen của giống quít hoang dại, mà thời tiểu học tôi đã từng đi hái dọc theo Sông Cái Nha Trang, bởi vì giống quít hoang dại này chịu đựng được nước mặn và ngập nước, thì có thể là nguồn “gen” duy nhất trên thế giới, có thể áp dụng vào đồng bằng Cửu Long với cái đà nước biển xâm nhập vào đồng bằng 1 km mỗi năm.  Tôi giao bài viết đó cho anh bạn học thời đại học, nay là tổng biên tập một tờ báo khoa học trong nước, và tôi dặn “nếu anh thấy có đăng được thì đăng, nhưng xin đừng sửa các con số”.  Bài đó không được đăng. Tôi cảm thông anh, không vì tình bạn mà anh thành một Kim Hạnh thứ ba.  Tôi đã khám  phá  và tiết  lộ nhiều “bí mật quốc gia” trong bài đó.

          Tôi biết cô Thu Cúc khi tôi còn học ở tiểu học mặc dầu Cô không có dạy tôi.  Thầy Ngân cũng không có dạy tôi, vì vậy mà tôi không có k niệm nào với Thầy và Cô.  Nhờ qua cuộn video, tôi mới biết Thầy là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong nước và ngoài nước.  Tôi lại không biết gì về nhiếp ảnh.  Tôi không biết thầy Ngân đã săn ảnh thể loại gì. Tôi có một anh bạn thân, một đồng nghiệp cũ của tôi ở Đại Học Cần Thơ.  Bây giờ, anh ta là một chuyên viên nổi tiếng trên thế giới về việc chống xoi mòn đất đai, anh đã làm cố vấn cho trên 20 nước trên thế giới trong lãnh vực này.  Hấp dẩn vì sự mô tả của tôi về cảnh đất đai bị xoi mòn ở Việt Nam, anh tạo ra một công tác để hẹn gặp tôi tại VN.  Chúng tôi đi chung nhiều nơi ở đồng bằng Cửu Long để quan sát bờ sông Cửu Long xói lở, và ở cao nguyên, trên một đoạn đường đang xây dựng mà trước đây là một phần của đường mòn Hồ Chí Minh.  Anh bạn tôi quá thích thú, mc dù không phải là một nhiếp ảnh gia, anh đã chụp vô số hình ảnh, những cảnh núi lở, những vạt đất xoi mòn thành vực thẩm, những cảnh đang phá rừng, đốt rừng khói mịt mù, những cảnh  hoang vu xa tít chân trời, không còn một loài cây, những đồi trọc trụi lũi với những mương rảnh xói mòn từ đỉnh, và từ xa trông như mái tóc rối xù của một bà già điên.  Anh bảo là chỉ có VN mới có được những ảnh này.  Khi trở về nước, anh tặng cho tôi một album điện tử với khoảng 50 hình mô tả sự tàn phá thiên nhiên ở VN. Viết đến đây, tôi bổng chợt nhớ đến một đoạn ngắn trong Thay Lời Tựa ở Quyển Một  “Cây Cỏ Việt Nam” của GS Phạm Hoàng Hộ (1999), vị giáo sư tôn kính và thần tượng của một thời đại học của tôi:

          Thần dân nghe chăng?

          Sơn hà nguy biến

          Rừng dày nào còn

          Xoi mòn đang tiến

Tôi cầu nguyện thầy Ngân sống thêm vài chục tuổi nữa. Và lúc đó, vì tuổi già, Thầy sẽ không thể ci xe Honda hàng trăm cây số như ngày hôm nay để săn hình, nhưng Thầy khỏi phải lo điều đó, vì sẽ có những đụn cát dài hàng trăm cây số thay thế những cánh đồng nhỏ hẹp vốn “đất cày lên sỏi đá”, Thầy sẽ có những bức ảnh về những đồi cát vĩ đại, đẹp hơn những bức ảnh đồi cát của Nguyễn Mạnh Đan của mấy chục năm về trước.  Rồi Thầy sẽ có  những bức ảnh về cuồng phong, bão tố, lụt lội khủng khiếp hơn những trận lụt vừa xảy ra ở Miền Trung trong tuần qua đã cướp đi hơn 60 mạng người dân vô tội.

Và, với thân phận nhỏ bé của tôi, tôi chỉ biết chấp tay khấn nguyện với Rừng thiêng, xin Ngài hãy dừng cơn phn nộ, không vì loài người tham lam, ngu ngốc và thiển cận, mà Ngài trừng phạt những con dân vô tội vốn đã  trải qua quá nhiều khổ đau và bất hạnh.

 

Reading, Anh Quốc

20/11/2003