Ngày giỗ họ
22/4/2024 Xin cám ơn anh chị Bốn Nhơn -Cúc
cám ơn anh chị Hồng -Thu
cám ơn cháu Liêm
Đã cho chúng em những ngày vui trọn vẹn và ấm áp tình gia đình
Một chuyến về thăm đầy ý nghĩa.
NGÀY GIỖ HỌ
Trần Thị Lệ-Son
Trần Thị Lệ-Son
Tôi là gái nên cũng liệt vào" nữ sanh ngoại tộc". Thuở còn trẻ cha tôi ảnh hưởng theo Nho giáo, tuy không trọng nam khinh nữ, nhưng vẫn coi trọng nam hơn. Về già cha tôi nghiên cứu kinh sách Phật và áp dụng lời Phật dạy cho đến cuối đời. Ông đóng kín các giác quan lại "không thấy, không nghe, không biết, không nói". “Bốn không” của cha tôi đã giúp tâm hồn ông thanh thản, vui vẻ, sống hạnh phúc bên cạnh các con và các cháu. Ông đã thay đổi quan niệm và đã phát biểu trai gái bình đẳng như nhau: "con gái có hiếu, tốt cũng như con trai". Cha tôi là con trưởng và cũng là chi trưởng của thế hệ thứ sáu kể từ đời ông Thủy Tổ Trần Đăng Long. Cha má tôi quanh năm cứ lo cúng giỗ, lo nhang khói bàn thờ. Cha tôi gom những ngày giỗ của các ông Tổ các đời trước, cúng vào dịp Thanh Minh, vì ngày giỗ ông Thủy Tổ vào ngày 19 tháng 9 âm lịch, nhằm mùa mưa bão lụt lội, khó khăn cho sự đi lại. Đến đời anh Bốn, anh đổi lại ngày 19 tháng 9 âm lịch, vì anh không nhớ ngày lễ Thanh Minh vào ngày nào trong tháng ba [rất dễ quên]. Đây là ngày để con cháu tưởng niệm lại nguồn gốc, dòng họ tổ tiên mình. Là ngày để những người cùng chung một ông Tổ quay về tụ họp, để duy trì mối liên hệ huyết thống, thắt chặt tình cảm họ hàng và nới rộng tình giao hảo cho những thế hệ mai sau. Dòng họ tôi không xôm tụ và rôm rả như những dòng họ khác, nên không có nhà thờ Họ. Những chi nhánh khác tản mạn, làm ăn xa, phần đông ở mức trung bình, nên thành viên chẳng được bao nhiêu. Những vị cao niên thế hệ trước lần lượt qua đời. Những người trẻ thì ở xa, bận việc, thờ ơ, hoặc quên cội nguồn.
Đặc biệt năm nay, ngày giỗ Họ được tổ chức tại Trần Đăng Gia Trang. Vợ chồng tôi tháp tùng vợ chồng anh Hồng từ Anh Quốc trở về. Đây là lần đầu tiên từ khi dọn nhà vào Saigon, tôi trở về dự đám giỗ Họ. Trời đã thương tình và cảm thông nên không trút nước ào ạt, dữ dội như mấy ngày trước. Nắng vàng óng ánh, chiếu rọi trên đám cỏ non, trên tàu lá chuối. Trong lành, mát dịu, êm ả của những ngày cuối thu, khiến ai cũng muốn mở toang lồng ngực để hít cái không khí trong lành, ngọt ngào, khoan khoái đến tận đáy phổi. Những mái nhà tranh vách đất, trước nhà là cái lu nước với cái gáo dừa cán dài, vài bụi chuối, cây cau, chiếc xe ngựa, con gà, con heo, trâu, bò v.v. Đó là những hình ảnh tiêu biểu gợi nên nếp sống ở nông thôn. Sáng sớm cha ra đồng với công việc đồng áng, mồ hôi nhễ nhại trên luống cày. Mẹ ở nhà cơm nước, heo, gà, tưới rau, nhổ cỏ, xay lúa, giả gạo. Ngày tiếp nối ngày. Đối với thi nhân, ánh trăng là đề tài cho nguồn thơ lai láng, trữ tình, lãng mạn; nhưng với nông dân là một đặc ân để có thể tiếp nối công việc dang dở: tát nước, giả gạo, đập lúa, dưới ánh sáng vằng vặc của chị Hằng tỏa ra huyền ảo. Tiếng gà gáy lúc bình minh thúc dục sau một đêm nghỉ ngơi, nghe có vẻ hăng hái, hùng hồn; nhưng nó mở đầu cho một ngày tất bật, hối hả. Tiếng chim gọi đàn về tổ lúc hoàng hôn, dường như bắt đầu cho một sự ngơi nghỉ; nhưng nó sẽ vạch ra cho những toan tính, nghỉ suy về những dự định của ngày hôm sau. Bức tranh tưởng chừng rất thơ mộng, có ai biết nó chất chứa biết bao vất vả, nhọc nhằn.
Đặc biệt năm nay, ngày giỗ Họ được tổ chức tại Trần Đăng Gia Trang. Vợ chồng tôi tháp tùng vợ chồng anh Hồng từ Anh Quốc trở về. Đây là lần đầu tiên từ khi dọn nhà vào Saigon, tôi trở về dự đám giỗ Họ. Trời đã thương tình và cảm thông nên không trút nước ào ạt, dữ dội như mấy ngày trước. Nắng vàng óng ánh, chiếu rọi trên đám cỏ non, trên tàu lá chuối. Trong lành, mát dịu, êm ả của những ngày cuối thu, khiến ai cũng muốn mở toang lồng ngực để hít cái không khí trong lành, ngọt ngào, khoan khoái đến tận đáy phổi. Những mái nhà tranh vách đất, trước nhà là cái lu nước với cái gáo dừa cán dài, vài bụi chuối, cây cau, chiếc xe ngựa, con gà, con heo, trâu, bò v.v. Đó là những hình ảnh tiêu biểu gợi nên nếp sống ở nông thôn. Sáng sớm cha ra đồng với công việc đồng áng, mồ hôi nhễ nhại trên luống cày. Mẹ ở nhà cơm nước, heo, gà, tưới rau, nhổ cỏ, xay lúa, giả gạo. Ngày tiếp nối ngày. Đối với thi nhân, ánh trăng là đề tài cho nguồn thơ lai láng, trữ tình, lãng mạn; nhưng với nông dân là một đặc ân để có thể tiếp nối công việc dang dở: tát nước, giả gạo, đập lúa, dưới ánh sáng vằng vặc của chị Hằng tỏa ra huyền ảo. Tiếng gà gáy lúc bình minh thúc dục sau một đêm nghỉ ngơi, nghe có vẻ hăng hái, hùng hồn; nhưng nó mở đầu cho một ngày tất bật, hối hả. Tiếng chim gọi đàn về tổ lúc hoàng hôn, dường như bắt đầu cho một sự ngơi nghỉ; nhưng nó sẽ vạch ra cho những toan tính, nghỉ suy về những dự định của ngày hôm sau. Bức tranh tưởng chừng rất thơ mộng, có ai biết nó chất chứa biết bao vất vả, nhọc nhằn.
Chúng tôi đi dạo quanh làng bằng chiếc xe ngựa của Memento, dùng để chở khách du lịch đi tham quan. Đến bây giờ tôi mới nhận ra làng tôi thật bé nhỏ. Nó nằm lọt thỏm giữa ba làng: Thanh Minh, Gò Cà, và Quang Thạnh. Chung quanh được bao bọc bằng cái Bàu Sấu với ba cây cầu phân chia ranh gới ba làng: cầu Bè, cầu Mới, và cầu Suối Đăng. Khi chọn nơi này để làm chỗ an cư lạc nghiệp, ông Tổ chúng tôi đã chú ý đến phong thủy, địa thế hiểm trở và giao thông khó khăn, nhằm ngăn chận những cuộc chống trả của người Chăm khi bị người Việt tàn sát để chiếm lãnh thổ. Chúng tôi dừng xe lại để thắp nhang cho ngôi mộ của ông bà Thủy Tổ trên đường lên cầu Suối Đăng. Một mô đất lớn, cao nằm bên vệ đường. Cha tôi đã dặn các anh tôi là không được xây kiên cố, phải để âm dương hòa hợp thì con cháu mới làm ăn phát đạt. Có phải dụng ý của cha tôi muốn con cháu các đời sau luôn luôn nhớ chăm sóc, thăm viếng hàng năm vào dịp Tết hoặc lễ Thanh Minh? Đây là lần đầu tiên tôi biết mộ ông bà Thủy Tổ. Vì lẽ tôi là gái, và sinh sau đẻ muộn, nên cha tôi không quan tâm chỉ cho tôi biết hoặc tham dự các cuộc tảo mộ. Tôi cũng vô tình và thờ ơ trong việc tìm hiểu nguồn gốc của mình. Sau này, khi đọc quyển gia phả của dòng họ Trần Đăng tôi mới hiểu chi tiết. Tôi được biết ông Tổ tôi là người miền Bắc, theo con làm quan tại Diên Khánh [tương đương tỉnh trưởng bây giờ]. Khi về hưu chọn Lạc Lợi làm nơi nương náu ở tuổi xế chiều. Tôi cũng tự hào ông Tổ mình xuất thân ở chốn quan trường, và cũng buồn vì thấy các đời sau tàn lụn. Không có ai được công danh rạng rỡ, mà sống bằng nghề nông và nghèo khổ. Phải chăng ông Tổ đã chán cảnh đấu đá, bon chen và dễ phạm tội ác, nên muốn con cháu sống đời thanh bạch nhưng an lành? Có người lý giải theo thế gian cho rằng lúc ông Tổ làm quan, chắc có làm điều thất đức nên con cháu không cất đầu lên nổi. Có nên kết tội tổ tiên như vậy không? Một sự kiện hiện hữu là do kết hợp của rất nhiều yếu tố và nhân duyên. Nhân duyên chính và rất nhiều nhân duyên phụ. Theo tinh thần Phật Giáo thì không có sự bất công. Không có sự kiện "Đời cha ăn mặn đời con khát nước". Không có sự kiện người này làm xấu, bắt kẻ khác gánh hậu quả. Không có sự thưởng phạt, hên, xui, bất công, trong sự giàu nghèo, sang, hèn, đẹp, xấu. mà do kết quả của nhân quá khứ và nhân hiện tại. Ông bà tổ tiên là cái môi trường để ta thực hiện hay phát huy cái kết quả mà ta đã tạo ra trong quá khứ. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Như kim nam châm trong một từ trường, các cực chiêu cảm lẫn nhau mà không có sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Đến thế hệ thứ năm, ông nội tôi mới bắt đầu ngoi lên, vượt nghèo khó bằng trí tuệ chứ không bằng chân tay. Các anh của ông Nội vẫn sống bằng nghề nông và cam chịu cuộc đời nghèo khổ. Cùng chung một tổ tiên, ông bà, cha mẹ, sao chỉ có mình ông Nội thoát nghèo? Ông nội là người có trí tuệ và đạo đức, đã hướng dẫn con cháu tiến thân bằng con đường học vấn, lao động bằng khối óc, chọn những nghề đạo đức. Ông nội và cha tôi học Đông Y làm nghề thuốc Bắc, và các anh tôi đều xuất thân bằng nghề dạy học.
Ông nội tôi qua đời khi tôi mới hai tuổi. Tôi không có kỷ niệm nào về ông bà. Trong ký ức tôi không có hình bóng của ông bà. Tôi hình dung ông qua tấm hình rọi lớn treo trong phòng thờ và qua hình dáng của cha và chú Mười. Tôi được kể lại rất nhiều về ông, cùng những giai thoại ca ngợi công đức của ông. Ông Nội đã để lại bài thơ khuyên dạy con cháu:
Đến thế hệ thứ năm, ông nội tôi mới bắt đầu ngoi lên, vượt nghèo khó bằng trí tuệ chứ không bằng chân tay. Các anh của ông Nội vẫn sống bằng nghề nông và cam chịu cuộc đời nghèo khổ. Cùng chung một tổ tiên, ông bà, cha mẹ, sao chỉ có mình ông Nội thoát nghèo? Ông nội là người có trí tuệ và đạo đức, đã hướng dẫn con cháu tiến thân bằng con đường học vấn, lao động bằng khối óc, chọn những nghề đạo đức. Ông nội và cha tôi học Đông Y làm nghề thuốc Bắc, và các anh tôi đều xuất thân bằng nghề dạy học.
Ông nội tôi qua đời khi tôi mới hai tuổi. Tôi không có kỷ niệm nào về ông bà. Trong ký ức tôi không có hình bóng của ông bà. Tôi hình dung ông qua tấm hình rọi lớn treo trong phòng thờ và qua hình dáng của cha và chú Mười. Tôi được kể lại rất nhiều về ông, cùng những giai thoại ca ngợi công đức của ông. Ông Nội đã để lại bài thơ khuyên dạy con cháu:
Hơi còn ba tấc lo ngàn việc
Một phút vô thường mấy cũng thôi
Trăm tuổi trăm xuân trăm thiện phước
Nhẫn nhiêu gương sáng để trên đời
Quả thật ông Nội tôi rất tinh thông và sâu sắc giáo lý đạo Phật. Ông cảnh cáo cho mọi người biết: con người rất kề cận với cái chết mà không ai nhìn thấy. Tham công, tiếc việc, ôm đồm mọi thứ trên đời, trong khi đó mạng sống con người mong manh trong từng hơi thở. Có ngờ đâu, một hơi thở ra mà không thở vào là kết thúc một kiếp người. Bởi vậy, ông khuyên còn sống ngày nào là nên làm thiện, làm phước ngày đó. Ông đã thực hành hạnh nhẫn nhục, đã đem lại cho ông một cuộc sống hiền thiện, đạo đức. Đó là tiếng thơm của đức hạnh để lại cho hậu thế. Nhắc đến ông, ai cũng khen: "ông hiền như Phật sống". Thế mới biết:
Quả thật ông Nội tôi rất tinh thông và sâu sắc giáo lý đạo Phật. Ông cảnh cáo cho mọi người biết: con người rất kề cận với cái chết mà không ai nhìn thấy. Tham công, tiếc việc, ôm đồm mọi thứ trên đời, trong khi đó mạng sống con người mong manh trong từng hơi thở. Có ngờ đâu, một hơi thở ra mà không thở vào là kết thúc một kiếp người. Bởi vậy, ông khuyên còn sống ngày nào là nên làm thiện, làm phước ngày đó. Ông đã thực hành hạnh nhẫn nhục, đã đem lại cho ông một cuộc sống hiền thiện, đạo đức. Đó là tiếng thơm của đức hạnh để lại cho hậu thế. Nhắc đến ông, ai cũng khen: "ông hiền như Phật sống". Thế mới biết:
Hương các loài hoa thơm
không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
ngược gió khắp tung bay.
Các cô, cha và chú tôi ảnh hưởng sự giáo dục của ông Nội, nên người nào cũng cương trực, ngay thẳng và chân thật. Các cô tôi đều lanh lợi, lý sự khó ai mà hiếp đáp được. Bà nội ruột của tội là mẹ kế của các cô, nhưng bà nội luôn sợ các cô vì sự sắc sảo, thông minh và lanh lợi đó.
Các cô, cha và chú tôi ảnh hưởng sự giáo dục của ông Nội, nên người nào cũng cương trực, ngay thẳng và chân thật. Các cô tôi đều lanh lợi, lý sự khó ai mà hiếp đáp được. Bà nội ruột của tội là mẹ kế của các cô, nhưng bà nội luôn sợ các cô vì sự sắc sảo, thông minh và lanh lợi đó.
Cầm nén nhang trên tay, tôi van vái Ông Bà thủy Tổ, đứa cháu gái sáu đời lần đầu tiên ra mắt Ông Bà. Bầu trời xanh thăm thẳm kia, đã dung chứa hơi thở của Ông Bà. Mặt đất kia biết bao lần đã in dấu vết chân. Mặt trăng, mặt trời và hàng tỉ tỉ tinh tú trên cao, đã soi sáng Ông Bà, chứng minh cho một thời hiện hữu. Và lòng đất ấm nồng đã ôm ấp hình hài qua bao thế hệ. Thân xác Ông Bà đã mục nát, hòa tan với đất, nhưng sự sống của Ông Bà vẫn đang còn tiếp nối nơi sự sống của con cháu và nhiều thế hệ về sau. Tôi nhìn thân thể tôi, hình hài này hình thành do sự kết hợp của cha má tôi. Tôi có mặt vì ngược dòng quá khứ do sự có mặt của Ông Bà Thủy Tổ.
Tiếng vó ngựa lóc cóc, sãi dài bước chân kéo chiếc xe lăn đều trên con đường làng. Đây là làng Quang Thạnh, nhà cửa khang trang, mái ngói đỏ ẩn hiện sau vườn cây ăn trái xum xuê. Ngôi trường tiểu học Diên Hòa, nơi các cháu Y Sa, My Sa thuở nhỏ học. Lần đầu tiên tôi thấy nó, nên không biết có thay đổi gì không? Làng Bình Khánh cũng cho thấy nếp sống ở thôn quê đã được cải thiện qua nhà cửa, xe cộ. Ngôi chợ làng đã tan, chỉ còn lưa thưa vài gánh hàng bán muộn, hàng quán sơ sài. Chiếc xe tiếp tục đi qua làng Mỹ Lộc, ở đây có nhà anh Ba Phúng con cô Tư. Anh chị Ba và đứa con độc nhất đều đã qua đời. Căn nhà đóng cửa im lìm trông thật hoang phế và tiêu điều. Núi Cây Me giờ chỉ còn là những cánh đồng ruộng sau mùa vụ, trơ cuống rạ khô cằn. Cách đây gần ba trăm năm, nơi đây vị hoàng tử Chăm đã treo cổ tự tử vì tuyệt đường tẩu thoát. Nghe kể mà lòng tôi nao nao, ray rức. Con người sao quá tàn nhẫn, sát hại lẫn nhau để thỏa mãn lòng tham. Đại Hữu và con đường lên Suối Tiên, một thắng cảnh du ngoạn ở tuổi học trò. Gò Mè xưa là núi rừng, giờ đã trở thành đồng bằng ruộng lúa, dân cư tụ tập, giao thông thuận lợi. Chiếc xe vòng sang làng Lương Phước, nhà cửa san sát, trù phú, biểu hiện sự sung túc qua những ngôi biệt thự to lớn. Gò Cà hiện ra với Hòn Phấn [hòn Sỏi Đỏ], thời gian bào mòn trở nên bằng phẳng, thấp thoáng sau hàng cây khẳng khiu. Vượt qua xóm Đồng, chiếc xe trở về làng Lạc Lợi.
Chúng tôi về đến Trần Đăng Gia Trang vừa đúng lúc thức ăn được bày cúng trên bàn thờ. Bài vị tổ tiên khói nhang nghi ngút, tõa thơm dịu dàng. Chúng tôi lần lượt ra làm lễ. Bà con dòng họ gồm: chị Sáu Xuyến, chị Bảy Vàng. Thiếu anh Tám Hoài và chị Mười Thẻ, hai người này đã qua đời trước hai người chị. Thế mới biết còn, mất, sống, chết không ai tiên liệu trước được [một phút vô thường mấy cũng thôi]. Anh Mười Cao, Thanh, Giao [Đùm] ai cũng tóc bạc và vết hằn rõ nét trên khuôn mặt. Đặc biệt có bạn của các anh là anh Tài, anh Trợ, anh Chế Minh Điền. Chị Ba Nhung mặc dù mệt vì bệnh hoạn triền miên, nhưng cũng cố gắng về dự, vì rất lâu mới có một ngày đông đủ như thế này. Anh Năm Lộc đã bình phục nhưng vẫn phải cẩn trọng, vì khi lên xe anh bất cẩn để đầu đụng vào thành xe rướm máu, ê ẩm, ai cũng lo lắng ái ngại. Vợ chồng Huệ Sâm vẫn như ngày nào. Quang dắt cô bạn mới về ra mắt, hiền lành trẻ trung dễ thương. Chị Lựu và các cháu Thục Linh, Khánh linh về trễ. Anh Bốn khai mạc bằng lời tuyên bố lý do. Câu chuyện sôi động, hào hứng, xoay quanh về những kỷ niệm thời son trẻ. Chuyện cũ, kỷ niệm cũ, chỉ có con người mới với những tuổi tác chồng chất, những vết nhăn hằn sâu và cái lưng còng xuống. Những đám giỗ sau biết có còn đủ những khuôn mặt này? Ai biết được chuyện gì ở ngày mai, ngày mốt? Ai cũng tiếc, phải chi có vợ chồng chị Huê, vợ chồng Sương thì thật là trọn vẹn. Tất cả đều mong muốn trong tương lai, sẽ có một ngày họp mặt đông đủ vào dịp giỗ của cha, của má hay giỗ Họ...Thời gian vô tình vẫn cứ mãi miết trôi nhanh, không chờ đợi hay buông tha một ai. Thở vào không thở ra ... làm sao còn thấy nhau và gặp nhau được nữa. Ai cũng đã già hết rồi. Anh Hồng chấm dứt bữa tiệc bằng những lời cảm ơn: "cảm ơn cháu Liêm người đã lo tổ chức buổi tiệc giổ hôm nay. Cám ơn các anh chị em, họ hàng, bạn bè đến tham dự ". Từ lúc có sự hiện diện diện của chị Lựu, không khí nhộn nhịp hoạt náo hẳn lên. Tôi nhớ ngày xưa, mỗi lần đám giỗ, cô Mười vẫn thường xuyên la rầy vì sự ồn ào, đùa giỡn của mấy chị em chúng tôi. Chị Cúc, chị Lựu, chị Huê, tôi và Sương họp lại thì như cái xóm nhà lá, nói tiếu lâm, khôi hài, cười nói ầm ỉ. Mà cô Mười thì đi tu. Cõi Phật và trần tục cô không cho lẫn lộn, chung đụng được ...phải có ranh giới rạch ròi, vì cô chưa đạt đến trình độ: nước Phật chỉ hiển lộ ở nơi trần tục này.
Buổi chiều trời vẫn còn trong xanh, những đám mây đen của những hôm trước đã tản mạn rong chơi. Những tia nắng vàng còn rơi rớt, chênh chếch trên những đọt tre. Bụi tre còn sót lại chỉ để làm cảnh, chứ không còn là hàng rào ngăn chia ranh giới hai nhà. Tôi còn nhớ vào mùa hè, sau vài trận mưa lớn thì những mụt măng bắt đầu đội đất khô cằn, cứng ngắt nhô lên như đầu đạn, rồi cao dần lên như hỏa tiển, màu xám tía, đầy những lông tơ mịn. Đó là lúc tôi thường theo má đi bẻ măng vào buổi xế chiều. Chỉ những lúc này tôi mới dám tới gần bụi tre. Má tôi rất thiện nghệ trong việc dùng rựa quéo để cứa mụt măng cho đứt lìa khỏi gốc, rồi kéo ra khỏi bụi tre, chằng chịt um tùm cành lá khô cằn. Măng tươi bằm nhỏ, luột kỹ, hầm với giò heo, nêm thêm một ít đọt rau Sưng thì thơm ngon đặc biệt. Làm gỏi hoặc xào hoặc kho với thịt, với cá thì chẳng thể chê vào đâu được. Măng bào nhuyễn bằng lược dày chải chí, cho ra những sợi măng dài như sợi tơ, làm thành thứ bánh dẽo măng rất độc đáo.
Tôi đi về phía sân gạch. Tôi mơ màng thấy dưới chân tôi, chiếc thau đồng vàng chóe, có chạm trỗ, mà cha tôi hay đặt giữa sân vào lúc đứng bóng để lấy nước nóng. Sau giấc ngủ trưa, cha chỉ cần pha thêm nước lạnh là có một thùng nước ấm để tắm. Cách đây năm chục năm, cha tôi đã biết tận dụng năng lượng của mặt trời để làm nóng nước. Ở đây không một bước chân nào không gợi lại kỷ niệm của cha má tôi. Tôi đã không dám nhắc nhiều vì sợ không cầm được nước mắt, nhưng tôi đã không kiềm chế nỗi khi chị Lựu hỏi anh Hồng: "về đây, em có nhớ cha má không?". Tôi đã phải bậm môi và chạy về phòng nức nở.
Đêm ngủ ở túp lều tranh, vách đất, có máy lạnh và toilet hiện đại, nhưng tâm hồn tôi lại bồng bềnh về ngôi nhà thờ phía dưới. Căn buồng có cái giường sắt Hồng Kông nhún nhẩy, mỗi lần đám giỗ những đứa con nít được lùa vào nằm chung, nhảy nhót, quậy phá, nhát ma. Không đứa nào dám đi ngang qua phòng thờ, vì dưới ánh đèn dầu mờ ảo, những hình ảnh thờ lung linh tưởng chừng như muốn bước ra khỏi khung ảnh. Tôi thiếp đi trong những mộng mị của tuổi ấu thơ ... và chợt nghe tiếng chuông chùa ngân vang trong cái tĩnh mịch của đêm khuya, sao mà thoát tục. Rồi tiếng gà gáy thánh thót, lanh lảnh...
Một ngày mới bắt đầu...
Chiếc xe lửa âm thầm xé màn đêm lao trong bóng tối, đưa vợ chồng anh chị Hồng Thu và vợ chồng tôi rời xa vùng đất trời quê hương yêu dấu, xa dần các anh chị thân thương để trở về lại Saigon. Anh chị Hồng Thu sẽ tiếp tục cuộc hành trình qua nhiều địa danh du lịch. Còn tôi trở về cuộc sống bình lặng với những công việc thường nhật. Bốn ngày qua thật thú vị và hạnh phúc. Tôi nhớ nhất là những câu chuyện có sự hiện diện của anh Năm. Một câu nói bình thường của anh cũng mang tính khôi hài, dí dỏm và rất có duyên. Chúng tôi đã có những trận cười hết tốc độ, vô cùng thoải mái. Thật sôi nổi khi cánh đàn bà tố cánh đàn ông. Những hục hặc của những cặp vợ chồng già thường xãy ra phổ biến hiện nay. Cuộc tranh luận không có kết thúc đúng, sai hay thắng, thua, tuy vậy ai cũng thấy nhẹ nhàng vui vẻ, vì đã trút được những uẩn ức mà lâu nay bị đóng kín vì không được giải bày.
Tôi đã trở lại thăm căn nhà trọ đầu tiên [ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm]. Ôi ! Con đường bây giờ nhỏ như con hẻm. Không còn bóng dáng một cây bàng. Tôi ngơ ngác chạy vào con hẻm nhỏ dẫn ra cầu tiêu năm nào. Giờ nó càng thấy nhỏ hơn vì hai dãy nhà bê tong mọc cao lên. Dấu hiệu của sự sung túc phát đạt. Một cô gái hỏi tôi "chị tìm ai?". Tôi cười: "đi tìm kỹ niệm" bỏ mặc cô gái đang trố mắt vì ngạc nhiên, tôi chạy lên căn nhà kỷ niệm. Cái sân được đôn lên cao chỉ còn một tam cấp. Nơi tôi tập xe đạp chỉ còn một khoảng sân nhỏ. Có lẽ người ta đã lấn chiếm, hay tại tầm mắt tôi đã mở lớn hơn. Những người già biết chúng tôi thì đã chết. Lớp trẻ hoặc người mới thì không biết chúng tôi. Tôi bắt gặp con Giắng qua hình ảnh đứa con gái đang bồng con. Nhà con Đoàn đã xuống cấp, mất vẻ sang trọng và kênh kiệu một thời. Tôi bấm chuông nhưng không ai mở cửa.
Chuyến về thăm lần này thật mang nhiều ý nghĩa. Tôi rút được nhiều kinh nghiệm sống và tôi nghĩ rằng nó sẽ chấn chỉnh lại cuộc sống nội tâm của tôi. Những bất hòa của những cặp vợ chồng già đều phát sinh từ lòng ích kỷ. Vì cái TÔI của mình còn quá lớn. Ai cũng muốn sống trọn vẹn với cái TÔI của mình. Ai cũng quên những nhu cầu, ước muốn, sự cảm thông mà mỗi người cần phải san sẻ, chăm sóc cho nhau. Khi nào cả hai đều ý thức, sâu sắc nhận ra rằng: "cho thì nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu" là cái chìa khóa để mở toang cánh cửa hạnh phúc, thì sẽ không còn những cảnh "cơm không lành canh không ngọt". Bảo thủ, độc tài, gia trưởng, những thứ này sẽ giết chết tình yêu vốn đã hấp hối, mõi mòn vì dấu ấn thời gian. Làm sao mỗi người đều biết tỉnh thức, biết soi rọi, biết kiểm điểm lại chính mình. Ông Nội tôi đã dạy: "nhẫn nhiêu gương sáng để trên đời", ai cũng nghe, ai cũng biết, nhưng ít khi chịu thực hành đúng đắn. Biết nhẫn nhục là biết quên mình, quên cái tôi. Chúa Jésus cũng đã dạy: "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi" mà không đổ lỗi cho ai khác. Thực hành điều đó thì Thiên Đường hé mở - Niết Bàn hiễn lộ và gương sáng lưu danh nhiều đời. Thiên Đường tôi vẫn thường dừng chân lại. Niết Bàn tôi cũng đã thoạt ghé qua, nhưng rồi cũng phải vội vã ra đi, vì trên tấm gương sáng vẫn còn chữ TÔI in rõ nét, ẩn hiện, biến hóa khôn lường. Gương sáng tôi mang nhiều thương tích. Hạnh phúc chợt đến, chợt đi, nên cuộc đời cũng mang đầy đủ mùi vị ngọt, bùi, cay đắng mặn nồng. Phải chăng cuộc đời là như thế đó?.
Đại gia đình chúng tôi có được cái hạnh phúc và may mắn to lớn là anh em vẫn hòa thuận, thương yêu nhau và chăm sóc cho nhau. Mặc dù cũng có những mâu thuẩn, giận hờn, hiểu lầm, nhưng rồi cũng nhanh chóng hàn gắn, xóa bỏ, tha thứ và thông cảm cho nhau. Giờ đây mỗi ngừời ở một phương trời, dù xa xôi dịu vợi vẫn luôn nghĩ nhớ đến nhau. Qua điện thoại, E mail đã làm ấm lòng, vơi bớt nổi nhớ thương khi thời gian và không gian ngăn cách ngàn trùng. Đó là cách báo hiếu ông bà cha mẹ có ý nghĩa và hữu hiệu nhất. Tôi nghĩ rằng cha má tôi rất hài lòng và sung sướng. Đó cũng là món quà quý giá nhất mà con cái hiến dâng cho cha mẹ.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Hội ngộ nào rồi cũng phải chia ly. Ít lâu nữa anh chị Hồng Thu sẽ trở về Anh Quốc. Anh em chia lìa, xa cách, bao giờ mới gặp lại nhau? Bao giờ có ngày tất cả anh chị em đoàn tụ dưới một mái nhà như thời thơ ấu? May mà giờ đây có Trần Đăng Gia Trang đã được hồi sinh và đang dang rộng vòng tay đón đợi. Ngôi nhà vẫn còn đó. Cha má vẫn còn đó trong thân thể anh chị em chúng ta. Chỉ còn lòng mong muốn và quyết tâm thực hiện là được toại nguyện. Có đúng vậy không ?
Sàigon, ngày 20 tháng 10 năm 2007
Trần Thị Lệ Son