Lịch sử trường NLS Cần Thơ
5/1/2024VÀI DÒNG VỀ LỊCH SỬ TRƯỜNG THNLSCT
TS TRẦN ĐĂNG HỒNG
TS TRẦN ĐĂNG HỒNG
Trước Thế chiến thứ 2 (I939-45), chính phủ Pháp ở Đông Dương tổ chức những trường chuyên nghiệp để đào tạo công chức cho các ngành nông nghiệp cấp thừa hành gồm có:
-Một trường Cao Đẳng Nông Lâm và một trường Cao Đẳng Thú y đào tạo cấp Kỷ sư ở Bắc Việt (GS Lê Văn Ký tốt nghiệp trường này).
-Hai trường Nông Lâm Thực hành đào tạo: một trường ở Tuyên Quang, Bắc Việt (Ông Ngô Lộc tốt nghiêp Huấn sự trường này) và một trường ở Bến Cát, Nam Việt (Ông Huỳnh Văn Phiếm tốt nghiệp Huấn sự trường này).
-Một trường Nông Nghiệp Thực Hành ở Xà No; tại Kinh Xà-No (Cần Thơ), lúc đó người ta quen gọi là Trường Lúa Gạo Cần Thơ, đào tạo cán bộ canh nông chuyên canh tác lúa cho các đồn điền người Pháp ở Miền Tây.
Về sau, Trường Xà No dời về vị trí Trường THNLSCT ngày nay, mang tên Trường Canh Nông Thực Hành đào tạo cấp Huấn Sự Nông Chính (canh tác lúa là chính).
Đến Thế chiến thứ 2 bùng nổ, để giúp số thanh niên trí thức có cấp bằng Tú Tài có cơ hội tiến thân, nhà cầm quyền Pháp đã mở thêm nhiều ngành đại học như: Khoa học, Công chánh, Nông Lâm Mục. Trường Đại học Nông Lâm Mục, vài năm sau cải danh thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Mục có 2 Ban Pháp và Đông Dương. Trường này mở được tất cả là 6 khóa. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến 1955 ngành học này đã ngưng hẳn trên mọi cấp vì chiến tranh.
- Năm 1955 Bộ Canh Nông đã chính thức thành lập Nha Học Vụ Kỹ thuật Canh Nông với các trường trực thuộc chung cho 3 ngành Canh Nông, Thủy Lâm và Mục Súc theo diễn tiến như sau:
- Năm 1955 thành lập Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục B’Lao (Bảo Lộc) với cấp Trung đẳng đào tạo tạo cấp Kiểm sự.
- Năm 1957 thành lập Trường Canh Nông Thực Hành ở Cần Thơ, đào tạo cấp Huấn Sự.
- Năm 1958 thành lập Trường Canh Nông Thực Hành Huế đào tạo cấp Huấn Sự.
- Cuối năm 1959 thành lập cấp Cao đẳng tại Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc đào tạo Kỹ sư các ngành NLS (về sau trở thành Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp ở Thủ Đức).
Đến cuối năm 1961 tất cả cơ sở giáo dục nông nghiệp trên được chuyển qua thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc Gia Giáo Dục với danh xưng mới là NHA HỌC VỤ NÔNG LÂM SÚC đặt tại số 9 Mạc Đỉnh Chi Sài Gòn và tổ chức các cấp học được sửa đổi do 3 Nghị định ngày 24/6/1963 như sau:
- Cấp Cao đẳng Trường QGNLM đổi thành Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc đặt tại số 45 đường Cường Để Sài Gòn (khu thành Cộng Hòa cũ).
- Cấp Trung đẳng Trường QGNLM Bảo Lộc thành Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
- Hai Trường Canh Nông Thực Hành Cần Thơ và Huế đổi thành hai trường trung học đệ Nhị cấp NLS Cần Thơ và NLS Huế.
Trong các trường THNLS này còn có các lớp đào tạo Kiểm sự, Huấn sự các lớp bán thì, ngay cả các lớp huấn luyện ngắn hạn theo mùa.
Đến niên khóa 1973-74 Nha Học Vụ NLS quản trị 40 trường THNLS gồm 23 Trường Trung học NLS đệ Nhị cấp và 17 Trường Trung học đệ Nhất cấp gồm 267 lớp (từ cấp 8 đến cấp 12), 1128 Giáo sư, 11.414 học sinh. Ngoài ra còn có 6 Tư Thục NLS thu nhận 1138 học sinh tư thục NLS.
Ngoài ra, Nha Học vụ còn tổ chức đào tạo Ban Cao Đẳng Sư phạm NLS, chương trình học 2 năm. Nha Học Vụ đã đào tạo được tổng cộng 182 Giáo sinh và tại các Trường Trung học NLS đệ Nhị cấp Cần Thơ, Bảo Lộc, Huế, Bình Dương có 256 sinh viên lớp đào tạo chuyên viên Cao đẳng các ngành Túc Mễ, Rau Hoa, Hoa Màu Phụ, Nông Cơ, Kinh tế Nông thôn, Nuôi heo và Ngư Nghiệp.
GIÁM ĐỐC NHA HỌC VỤ NÔNG LÂM SÚC:
1- Kỹ sư Lâm Văn Vãng, tốt nghiệp năm 1929 kỹ sư hóa học chuyên về biến chế thực phẩm tại Đại Học Toulouse, Pháp.
2- Kỹ sư Lương Sĩ Chương.
3- Kỹ sư Đỗ Thúc Vịnh, tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông trường Cao Đẳng Nông Lâm, Hà Nội.
4- Bác sĩ Đặng Quan Điện (1926-2007). Năm 1945, du học tại trường Quốc gia (QG) Thú y Lyon, Pháp, tốt nghiệp Bác sĩ Thú y năm 1951, theo học Cao học trường QG Thú y Lyon (1951-1953) và QG Thú y Alfort (1957-1958) về lãnh vực Dinh dưỡng, sinh sản, di truyền giống gia súc gia cầm, tốt nghiệpvăn bằng Maitre Science Véterianire (1958). Ông cũng từng đi thực tập nhiều nơi ờ Pháp, Đan Mạch, Scotland (Anh Quốc), Úc và New Zealand. Từ 1961-1975 là GV trường NLS SG (ĐHNN SG). Năm 1961, với cương vị Giám đốc Nha Học vụ NLS thuộc Bộ Giáo dục, Thầy đã xây dựng, tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục trung học kỹ thuật Nông Lâm Súc (THNLS), tốt nghiệp với văn bằng Tú tài QG NLS (gồm THNLS Bảo Lộc, Huế và Cần Thơ, đến 4/1975 đã có 17 trường THNLS). Từ 1963 đến 4/1975, Thầy khai sinh ngành Sư phạm NLS đào tạo GV dạy trung học đệ nhất cấp (THCS) và đệ nhị cấp, đã đào tạo được 07 khoá (1963-1974, khoá 8 chưa ra trường). Thầy là Viện phó Viện ĐH Bách khoa Thủ Đức, Sài Gòn (1/1974 - 4/1975).
-Một trường Cao Đẳng Nông Lâm và một trường Cao Đẳng Thú y đào tạo cấp Kỷ sư ở Bắc Việt (GS Lê Văn Ký tốt nghiệp trường này).
-Hai trường Nông Lâm Thực hành đào tạo: một trường ở Tuyên Quang, Bắc Việt (Ông Ngô Lộc tốt nghiêp Huấn sự trường này) và một trường ở Bến Cát, Nam Việt (Ông Huỳnh Văn Phiếm tốt nghiệp Huấn sự trường này).
-Một trường Nông Nghiệp Thực Hành ở Xà No; tại Kinh Xà-No (Cần Thơ), lúc đó người ta quen gọi là Trường Lúa Gạo Cần Thơ, đào tạo cán bộ canh nông chuyên canh tác lúa cho các đồn điền người Pháp ở Miền Tây.
Về sau, Trường Xà No dời về vị trí Trường THNLSCT ngày nay, mang tên Trường Canh Nông Thực Hành đào tạo cấp Huấn Sự Nông Chính (canh tác lúa là chính).
Đến Thế chiến thứ 2 bùng nổ, để giúp số thanh niên trí thức có cấp bằng Tú Tài có cơ hội tiến thân, nhà cầm quyền Pháp đã mở thêm nhiều ngành đại học như: Khoa học, Công chánh, Nông Lâm Mục. Trường Đại học Nông Lâm Mục, vài năm sau cải danh thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Mục có 2 Ban Pháp và Đông Dương. Trường này mở được tất cả là 6 khóa. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến 1955 ngành học này đã ngưng hẳn trên mọi cấp vì chiến tranh.
- Năm 1955 Bộ Canh Nông đã chính thức thành lập Nha Học Vụ Kỹ thuật Canh Nông với các trường trực thuộc chung cho 3 ngành Canh Nông, Thủy Lâm và Mục Súc theo diễn tiến như sau:
- Năm 1955 thành lập Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục B’Lao (Bảo Lộc) với cấp Trung đẳng đào tạo tạo cấp Kiểm sự.
- Năm 1957 thành lập Trường Canh Nông Thực Hành ở Cần Thơ, đào tạo cấp Huấn Sự.
- Năm 1958 thành lập Trường Canh Nông Thực Hành Huế đào tạo cấp Huấn Sự.
- Cuối năm 1959 thành lập cấp Cao đẳng tại Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc đào tạo Kỹ sư các ngành NLS (về sau trở thành Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp ở Thủ Đức).
Đến cuối năm 1961 tất cả cơ sở giáo dục nông nghiệp trên được chuyển qua thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc Gia Giáo Dục với danh xưng mới là NHA HỌC VỤ NÔNG LÂM SÚC đặt tại số 9 Mạc Đỉnh Chi Sài Gòn và tổ chức các cấp học được sửa đổi do 3 Nghị định ngày 24/6/1963 như sau:
- Cấp Cao đẳng Trường QGNLM đổi thành Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc đặt tại số 45 đường Cường Để Sài Gòn (khu thành Cộng Hòa cũ).
- Cấp Trung đẳng Trường QGNLM Bảo Lộc thành Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
- Hai Trường Canh Nông Thực Hành Cần Thơ và Huế đổi thành hai trường trung học đệ Nhị cấp NLS Cần Thơ và NLS Huế.
Trong các trường THNLS này còn có các lớp đào tạo Kiểm sự, Huấn sự các lớp bán thì, ngay cả các lớp huấn luyện ngắn hạn theo mùa.
Đến niên khóa 1973-74 Nha Học Vụ NLS quản trị 40 trường THNLS gồm 23 Trường Trung học NLS đệ Nhị cấp và 17 Trường Trung học đệ Nhất cấp gồm 267 lớp (từ cấp 8 đến cấp 12), 1128 Giáo sư, 11.414 học sinh. Ngoài ra còn có 6 Tư Thục NLS thu nhận 1138 học sinh tư thục NLS.
Ngoài ra, Nha Học vụ còn tổ chức đào tạo Ban Cao Đẳng Sư phạm NLS, chương trình học 2 năm. Nha Học Vụ đã đào tạo được tổng cộng 182 Giáo sinh và tại các Trường Trung học NLS đệ Nhị cấp Cần Thơ, Bảo Lộc, Huế, Bình Dương có 256 sinh viên lớp đào tạo chuyên viên Cao đẳng các ngành Túc Mễ, Rau Hoa, Hoa Màu Phụ, Nông Cơ, Kinh tế Nông thôn, Nuôi heo và Ngư Nghiệp.
GIÁM ĐỐC NHA HỌC VỤ NÔNG LÂM SÚC:
1- Kỹ sư Lâm Văn Vãng, tốt nghiệp năm 1929 kỹ sư hóa học chuyên về biến chế thực phẩm tại Đại Học Toulouse, Pháp.
2- Kỹ sư Lương Sĩ Chương.
3- Kỹ sư Đỗ Thúc Vịnh, tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông trường Cao Đẳng Nông Lâm, Hà Nội.
4- Bác sĩ Đặng Quan Điện (1926-2007). Năm 1945, du học tại trường Quốc gia (QG) Thú y Lyon, Pháp, tốt nghiệp Bác sĩ Thú y năm 1951, theo học Cao học trường QG Thú y Lyon (1951-1953) và QG Thú y Alfort (1957-1958) về lãnh vực Dinh dưỡng, sinh sản, di truyền giống gia súc gia cầm, tốt nghiệpvăn bằng Maitre Science Véterianire (1958). Ông cũng từng đi thực tập nhiều nơi ờ Pháp, Đan Mạch, Scotland (Anh Quốc), Úc và New Zealand. Từ 1961-1975 là GV trường NLS SG (ĐHNN SG). Năm 1961, với cương vị Giám đốc Nha Học vụ NLS thuộc Bộ Giáo dục, Thầy đã xây dựng, tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục trung học kỹ thuật Nông Lâm Súc (THNLS), tốt nghiệp với văn bằng Tú tài QG NLS (gồm THNLS Bảo Lộc, Huế và Cần Thơ, đến 4/1975 đã có 17 trường THNLS). Từ 1963 đến 4/1975, Thầy khai sinh ngành Sư phạm NLS đào tạo GV dạy trung học đệ nhất cấp (THCS) và đệ nhị cấp, đã đào tạo được 07 khoá (1963-1974, khoá 8 chưa ra trường). Thầy là Viện phó Viện ĐH Bách khoa Thủ Đức, Sài Gòn (1/1974 - 4/1975).
GS Đặng Quan Điện
4- Kỹ sư Hà Văn Thân.
Giám đốc - KS Hà Văn Thân
TRƯỜNG THNLS CẦN THƠ
.TRƯỜNG CANH NÔNG THỰC HÀNH (1957 – 1961). Hiệu trưởng: Kỹ Sư Châu Tâm (thân phụ GSTS Châu Tâm Luân, Đại Học NLS Sài Gòn).
.TRƯỜNG THNLSCT, bậc Đệ Nhất Cấp (Đệ Ngũ, Đệ Tứ) (1961- 1964). Hiệu trưởng: Kỹ sư Phan Lương Báu.
.TRƯỜNG THNLSCT, bậc Đệ Nhị Cấp (Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất) (1964-1975). Gồm lần lượt các Ông Hiệu Trưởng:
. Kỹ sư Phan Lương Báu (Quá vãng).
. Thạc Sĩ (MSc) Trần Hiệp Nam (Quá vãng).
. Thạc sỉ (MSc) Nguyễn Hoàng Sơn
. Kỹ sư Chăn nuôi &Thú Y Đỗ Bĩnh Xén: