Những mảnh đời bất hạnh
NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH
Nguyễn Thị Kim-Thu
Ở các nước phát triển Tây Phương, con người được quí trọng. Càng được quí trọng hơn đối với người bất hạnh, bị tàn phế về thể lực hay tâm trí. Xã hội dành cho kẻ bất hạnh nhiều ưu đải, có trường học riêng cho người mù, ưu tiên trong tìm công việc làm, ưu đải cung cấp chỗ ở, an ninh xã hội, và người khuyết tật vẫn có khả năng phát triễn tài năng của mình. Trong số những người mù có sự nghiệp lừng danh thế giới phải kể đến dân biểu David Blunkett (6/6/1947 -) từng làm Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Nội Vụ, rồi Bộ trưởng Xả hội và Hưu liểm trong nôi các của Thủ tướng Tony Blair của nước Anh (mời đọc Con Chó Của Người Mù), nhà thơ Anh John Milton (1608-1674) nổi tiếng với tác phẩm “Paradise Lost”, nhà soạn kịch lừng danh Hoa Kỳ vừa mù vừa điếc Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968), Kỹ sư T. V. Raman (sanh 4/5/1965) sáng tạo về hệ thống âm thanh máy vi tính dành cho người khuyết tật, nhà toán học người Anh Nicholas Saunderson (1682 – 19/4/1739) bị mù lúc 12 tháng tuổi là người đầu tiên thành lập phép tính toán học thống kê, v.v.
Ở các nước nghèo, số phận người khuyết tật rất hẩm hiu. Mỗi lần về Việt Nam, tôi không cầm được nước mắt nhìn thấy những người tàn phế lê la ngoài đường, ăn xin, hoặc bán vé số, hay hát rong.
Rồi trong những ngày mùa đông lạnh lẻo, bầu trời ảm đạm, tôi thường xem YouTube những cảnh hát rong ngoài đường phố, tôi đặc biệt theo dỏi những người khuyết tật, đàn và hát ngoài đường để mưu sinh.
Tôi rất xúc động và sầu lắng khi nghe người mù vừa hát vừa đánh đàn những bài tình ca tuyệt vời với giọng ca điêu luyện như một ca sỉ chuyên nghiệp. Càng cảm động và khâm phục khi thấy các người hảo tâm có lòng nhân ái đến giúp đở những kẻ bất hạnh này.
Sau đây, xin gởi tiêu biểu dến đọc giả hai bài hát của anh thanh niên mù lòa hồi ba tuổi tên Hải trên đường phố Sài Gòn. Xin bấm (Ctrl + click) vào tên hai bài hát dưới đây:
Reading, 1/2015