DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Làm cách nào hệ vi sinh vật đường ruột...

3/4/2021

LÀM CÁCH NÀO HỆ-VI-SINH-VẬT ĐƯỜNG RUỘT DIỆT MẦM BỆNH
Trần-Đăng Hồng, PhD
 
Trong bài Hệ Miễn Dịch phần 2, chúng ta biết rằng 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể phụ thuộc vào hệ-vi-sinh-vật (microbiome) đường ruột, ở trong ruột non và ruột già (1). Bài này sẽ giải thích tỉ mỉ hơn tại sao hệ-vi-sinh-vật đường ruột rất quan trọng cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Các vi khuẩn đường ruột có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng, nhưng các cơ chế liên quan vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Hiện nay,
các nhà khoa học đã biết rõ rằng,sau khi cơ thể bị nhiễm trùng, những thay đổi trong cộng đồng vi sinh vật trong ruột làm tăng mức độ của một phân tử chống lại vi khuẩn độc hại. Phân tử đó là Taurine (2).

Tương tác phức tạp giữa
cơ thể và hệ-vi-sinh-vật đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe và tính nhạy cảm với bệnh tật. Một thách thức lớn trong việc nghiên cứu các mối quan hệ này là sự đa dạng của các loài (species) trong hệ-vi-sinh-vật. Bởi vì người này có hệ-vi-sinh-vật khác với người kia, không ai giống ai, có thể dùng làm căn cước cho mỗi người, tương tự như chỉ vân ngón tay không ai giống ai.

Ngày
nay các nhà khoa học đều đồng ý rằng hệ-vi-sinh-vật đường ruột có liên quan đến việc tạo ra khả năng chống lại sự xâm chiếm của các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột (1). Miệng là cửa khẩu xâm nhập mầm bệnh qua nguồn thức ăn, thức uống. Mũi cũng có bộ phận liên lạc với cổ họng, nên mầm bệnh qua lỗ mũi cũng có thể vào đường ruột. Tương tự như vậy đối với mắt (nhỏ thuốc vào mắt thì thấy đắng cổ họng).

Chúng ta cần biết rằng cơ thể con người chứa hàng vài tỉ vi sinh vật (microorganisms), chiếm từ 1 đến 3% trọng lượng cơ thể, nghĩa là một người khỏe mạnh cân nặng 70 kg có thể chứa từ 0,7 kg đến 2 kg vi sinh vật.  Trong số hàng tỉ vi sinh vật này thuộc khoảng trên 10,000 loại (species) vi sinh vật giữ vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người.

Ngoài ra, cũng cần biết thêm rằng trong cơ thể lúc nào cũng có sự hiện diện của nhiều loại vi trùng và virus độc hại cho sức khỏe, nhưng tùy thuộc vào hệ-vi-sinh-vật mà chúng gây bệnh hay
không gây bệnh. Vi sinh vật sống ở hầu hết các bộ phận của cơ thể con người, như trên da, trong ruột và trên mũi. Đôi khi chúng gây bệnh, nhưng phần lớn vi sinh vật sống hòa hợp với vật chủ khi cơ thể khỏe mạnh,

Ngày nay, các nhà khoa học chấp nhận rằng hệ-vi-sinh-vật có thể cản trở sự xâm nhập của mầm bệnh hay hạn chế sự sinh sản của mầm bệnh,. Ví dụ, việc xử dụng lâu dài thuốc trụ sinh mạnh sẽ thúc đẩy sự sinh sản của Clostridium difficile, một loại vi khuẩn gây chứng tiêu chảy nặng và viêm ruột, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao.

Thông thường, ở các nước phát triển, có điều kiện vệ sinh cao thì thiếu sự đa dạng của các loài trong hệ-vi-sinh-vật đường ruột, nên dễ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm.  Ngược lại ở các quốc gia nghèo, sống trong điều kiện thiếu vệ sinh thì hệ vi-sinh-vật rất đa dạng, nên cơ thể có khả năng chống bệnh truyền nhiễm cao hơn. Đó là lý do chính tại sao dịch Covid 19 gây nhiễm nhiều bệnh nhân với tử vong cao ở các nước Âu Mỹ, mà rất ít ở các nước nghèo thiếu vệ sinh, và ô nhiễm (như Việt Nam).

Ngược lại, có một số vi sinh vật có thể giúp phát triển nhanh chóng của mầm bệnh hay lây nhiễm bệnh với độc tố cao hơn. Chẳng hạng, khoa dịch tễ học cho biết tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng do mầm bệnh Campylobacter jejuni truyền qua thực phẩm ở người dân Thụy Điển phụ thuộc vào thành phần loài trong hệ-vi-sinh-vật của họ. Ngoài ra, các báo cáo còn nêu rõ cách một số mầm bệnh đường ruột, như Salmonella entericaCampylobacter rodentium, biết khai thác các đặc tính yếu kém hệ-vi-sinh-vật cùa vật chủ để điều chỉnh độc tính để gây bệnh cho vật chủ.

Các nhà khoa học ngày nay cho biết rằng khi bị nhiễm bệnh thì lượng taurine gia tăng ở trong ruột.
Taurine được tạo ra từ quá trình chuyển hóa axit mật, được tiết vào ruột từ gan (2).
Axit mật được tạo ra trong gan và được lưu trữ trong túi mật, và chúng là nguồn chính của taurine trong ruột. Chúng được tiết vào ruột để hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo và dầu. Các thành viên của hệ-vi-sinh-vật phân hủy axit mật, tạo ra taurine, chất này đóng vai trò như một nguồn năng lượng cho các vi khuẩn đường ruột khác. Việc xử dụng taurine trong các chuyển hóa của vi khuẩn sinh ra hợp chất hydrogen sulfide như một sản phẩm phụ. Ở nồng độ cao, hydrogen sulfide có thể ức chế hoạt động của enzym cytochrome oxidase của mầm bệnh. Hydrogen sulfide như vậy ức chế hô hấp hiếu khí, của mầm bệnh, và do đó có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hay virus độc hại. Nhờ vậy, cơ thể tránh được bệnh.
 
KẾT LUẬN.
Hệ vi-sinh-vật đường ruột rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Đa số các mầm bệnh như vi khuẩn, virus độc hại xâm nhập qua mũi và miệng và vào ruột. Chính ở nơi này, ruột già và ruột non, là nơi chiến địa giữa vi sinh vật hữu ích và mầm mệnh. Ai thắng ai là do thành phần của hàng vạn chiến binh loài vi sinh vật trong cơ thể và ruột. Như trong một cuộc chiến tranh, khi có mầm bệnh (vi khuẩn hay virus) xâm nhập, hệ miễn dịch thẩm định sức mạnh của kẻ địch (mầm bệnh), qua số lượng (quân số) và độc tính (chiến cụ sát thương), mà gởi ra chiến trường những loài vi sinh vật hùng dũng nhất để chiến đấu, tiêu diệt mầm bệnh, với chiến cụ Taurine.

Vì vậy, chúng ta phải nuôi dưỡng thật tốt hệ-vi-sinh-vật đường ruột, bằng cách ăn nhiều thực phẩm chất xơ (fibre), sữa và các thực phẩm lên men như sữa đông (yogurt), sữa bơ, sữa kefir, kombucha, kim chi, v.v.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Melissa M. Kendall & Vanessa Sperandio (15/3/2021). Gut microbes regroup to aid defence after infection. Nature 592, 29-31 (2021).  https://www.nature.com/articles/d41586-021-00642-7
2. Stacy, A et al. (15/1/2021). Infection trains the host for microbiota-enhanced resistance to pathogens Cell 184, 615–627.
https://www.cell.com/cell/fulltext/S0092-8674(20)31681-0?_returnURL=
https%3A%2F%2Flinkinghub.elsevier.com%2
Fretrieve%2Fpii%2FS0092867420316810%3Fshowall%3Dtrue
 
Reading, 3/4/2021
Trần-Đăng Hồng, PhD