Bệnh dịch Ebola
Bệnh dịch Ebola
Trần-Đăng Hồng, PhD
Một y tá người Anh có tên William Pooley, 29 tuổi, là người Anh đầu tiên mắc bệnh dịch Ebola khi anh tình nguyện đến chửa trị bệnh nhân Ebola tại nước Sierre Leone, Tây Phi Châu. Thoạt tiên anh đến làm việc chửa trị bệnh nhân Ebola tại thủ đô Free Town, nhưng khi nghe tin nhiều nhân viên y tế người Sierre Leone ở bệnh viện KGH thuộc tỉnh Kenema bị chết vì dịch Ebola, bệnh viện thiếu nhân viên trầm trọng, trong lúc không ai dám tới đó làm việc nên anh Pooley can đảm tình nguyện đến. Anh bị nhiểm bệnh trong dịp này, vì điều kiện y tế rất thô sơ ở một tỉnh nhỏ của một nước nghèo. Chính phủ Anh cấp tốc chở anh về nước Anh để chửa trị. Vì là một bệnh dịch rất truyền nhiểm và nguy hiểm, cơ quan Y tế Anh (NHS, National Health Service) có những biện pháp cách ly bệnh nhân rất đặc biệt để bệnh dịch không lan nhiểm đến dân chúng nước Anh. Một chiếc máy bay thuộc Không Lực Hoàng Gia Anh chở theo một đơn vị cách ly di động đặc biệt dành chở bệnh nhân nhiểm dịch. Phi hành đoàn cũng như các bác sỉ đều y phục đặc biệt, khẩu trang, không khí để thở riêng, nghĩa là không tiếp xúc trực tiếp với da thịt bệnh nhân hay không khí thở ra từ bệnh nhân.
Bác sỉ sửa soạn khẩu trang, mắt kiếng và y phục an toàn để tiếp cận với bệnh nhân
Ngay cả tài xế lái xe cứu thương cũng có khẩu trang và mắt kiếng đặc biệt
Nhân viên y tế chuẩn bị đơn vị cách ly để nhận bệnh nhân Ebola
Ngày 24/8 bệnh nhân Pooley được Không Lực Hoàng Gia chở về phi trường quân sự Norfolk. Từ đó, anh được chuyên chở trong một xe Cứu Thương (ambulance) trang bị đặc biệt, được nằm trong một đơn vị cách ly, có đoàn xe cảnh sát hộ tống tạo xa cách hoàn toàn với dòng xe lưu thông trên đường.
Xe cứu thương chuyên chở bệnh nhân Pooley từ Norfolk đến bệnh viện Royal Free Hospital London, với đoàn xe cảnh sát hộ tống.
Tại Royal Free Hospital, bệnh nhân được nằm trong một đơn vị cách ly, đặt trong một phòng cách ly, không một ai được phép ra vào ngoại trừ các bác sỉ và y tá chửa trị anh. Các bác sỉ cũng như y tá không trực tiếp “da đụng da” với bệnh nhân nhờ y phục, khẩu trang, mắt kiếng và máy móc đặc biệt. Không khí của bệnh nhân thở ra, nước tiểu, phân của bệnh nhân cũng đều được xử lý, hoàn toàn không tiêm nhiểm với không khí bên ngoài. Tóm lại, mặc dầu nằm trong phòng cách ly, nhưng môi trường sống của bệnh nhân bên trong đơn vị cách ly hoàn toàn độc lập với bên ngoài, giống như sống trong một thế giới khác.
Đơn vị cách ly trong Bệnh Viện Royal Free Hospital, London
BỆNH EBOLA. Tại sao Bộ Y Tế Anh có biện pháp an toàn thái quá như vậy? Người dân Anh rất hãnh diện với hành động anh hùng của công dân Pooley, vốn biết nơi hiểm nguy tới tính mạng mình nhưng anh vẫn tình nguyện đến để cứu người. Tính mạng con người là quý nhất. Không để anh chết nơi đất nước người, chính phủ Anh có bổn phận mang công dân nước mình về chửa trị. Với biện pháp an toàn nhất, dỉ nhiên là rất tốn kém, nhưng dân Anh rất hài lòng và không sợ bệnh dịch Ebola lan tràn ở nước Anh.
Bệnh dịch truyền nhiểm Ebola là bệnh nguy hiểm nhất hiện nay trên thế giới, chưa có thuốc chích ngừa và chửa trị. Ai mắc bệnh này có nguy cơ bị chết tới 70%. Hiện nay, Ebola đang hoành hành ở Tây Phi châu, hàng ngày có thêm khoảng từ 60 đến 100 ca nhiểm bệnh, tổng cộng tới nay (24/8) có khoảng 1800 ca, trong số này có 1300 tử vong (72%). Các quốc gia Monrovia, Liberia, Sierre Leone, Guinea trầm trọng nhất, và dịch đã lan qua Nigeria. Các quốc gia Tây Phi Châu đang kinh hoàng vì dịch Ebola. Các nhà thương không hoạt động được, nhân viên y tế trốn nhiệm sở vì sợ bị lây bệnh. Trong thời gia qua khoảng 80% nhân viên y tế chết vì bị lây bệnh từ bệnh nhân.
Để tránh dịch lan nhiểm, nhiều làng có bệnh bị cấm xuất nhập. Nhiều quốc gia kế cận các quốc gia này đã đóng biên giới, Các hảng hàng không đình chỉ bay đến và đi từ các quốc gia này. Phi Luật Tân đã rút về nước 115 quân nhân có nhiệm vụ giữ hòa bình ở Liberia.
Bệnh virus Ebola (EVD), trước đây được gọi là bệnh sốt xuất huyết Ebola, là một bệnh chết người, khả năng giết người tới 90% trước dây, hiện nay khoảng 70%. Đầu tiên bệnh xuất hiện ở vùng quê xa, gần rừng, thuộc Trung Phi và Tây Phi. Bệnh truyền từ động vật sống trong rừng, đặc biệt từ loài dơi ăn trái cây Pteropodidae. Tại Phi Châu, bệnh truyền nhiểm do tiếp xúc với động vật trong rừng như đười ươi, khỉ, nai, nhiếm, dơi bị nhiểm bệnh hay xác thú chết. Heo nuôi trong chuồng cũng bị bệnh vì do dơi truyền nhiểm. Dân Phi châu thích ăn thịt khô thú rừng nên cũng là một nguyên nhân. Rồi bệnh truyền từ người này qua người nọ do tiếp xúc, da với da, qua vết xước chảy máu, nước miếng, đàm, nhớt, nước mắt, nước mũi, nước tiểu, phân, v.v. Tinh dịch của người vừa bị bệnh ebola cũng truyền bệnh cho đối ngẫu.
Bệnh Ebola xuất hiện đầu tiên năm 1976 tại Zaire (nay là Cộng Hòa Dân Chủ Congo) với 318 ca bệnh, 280 tử vong (88%), và tại Sudan với 284 ca bệnh, 156 tử vong (55%). Tại Congo, bệnh dịch xuất hiện dọc sông Ebola, nên bệnh mang tên địa danh này. Kể từ đó, thỉnh thoảng dịch Ebola xuất hiện, với tử vong từ 25% đến 90% tùy theo dòng virus. Có 5 dòng virus: Bundibugyo ebolavirus (BDBV), Ivory Coast hay Tai Forest ebolavirus (TAFV), Reston ebolavirus (RESTV), Sudan ebolavirus (SUDV) và Zaire ebolavirus (EBOV), dòng virus mang tên địa danh nơi bệnh Ebola xuất phát đầu tiên. Trong 5 dòng này, dòng virus Reston (RESTV) là hiền nhất, tuy có gây bệnh ở người, như đã xảy ra ở nước Tàu (China) và Phi Luật Tân, nhưng chưa có tử vong nào được tường trình. Ngược lại 3 dòng BDBV, EBOV và SUDV gây dịch bệnh Ebola chết người ở Phi Châu.
Dịch Ebola phát hiện từ tháng 3/2014 tại Phi Châu. Hiện nay đang ở đỉnh hoành hành. Phải còn mất nhiều tháng nữa mới chấm dứt đợt dịch này.
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Thoạt tiên là cơn sốt mảnh liệt, người yếu hẳn, đau thớ thịt, nhức đầu, đau cổ họng. Tiếp theo là nôn mữa, tiêu chảy, hoạt động của thận và gan suy nhược, năng thêm nữa là xuất huyết nội tạng và ngoại tạng. Phân chất trong phòng thí nghiệm thấy lượng bạch huyết cầu giảm thấp, và enzyme của gan tăng cao. Máu và phân, nước tiểu chứa virus. Tinh dịch cũng thấy chứa virus. Thời gian để triệu chứng bệnh xuất hiện từ 2 ngày đến 21 ngay sau khi virus xâm nhập cơ thể.
TRỊ BỆNH
Hiện nay, chưa có thuốc chủng ngừa và chửa bệnh dịch Ebola. Hiện tại, cách chửa trị thông thường là truyền nước biển (vì bị mất nước do tiêu chảy), truyền máu (vì xuất huyết), thuốc trụ sinh với hy vọng tăng cường hệ thống miễn nhiểm hoạt động chống cự với virus.
THUỐC TRỊ BỆNH EBOLA TỪ CÂY THUỐC LÁ
Tuy nhiên 2 bệnh nhân Ebola Hoa Kỳ là Bác sỉ Kent Brantly và cô Y tá Nancy Writebol, trong đoàn thiện nguyện Y tế Hoa Kỳ ở Liberia mắc bệnh được chở về Atlanta chửa trị tại Emory University Hospital, vào ngày Thứ Bảy 2/8/2014. Tại đây, hai bệnh nhân này được chửa trị bởi một loại thuốc sinh học còn đang trong vòng thí nghiệm mang tên ZMapp do Mapp Biopharmaceutical Inc. ở San Diego điều chế từ cây thuốc lá. Đây là một sản phẩm sinh học chuyển gen của virus gây bệnh vào hệ gen của cây thuốc lá. Cây thuốc lá bị nhiểm bệnh, sản xuất kháng thể (antibodies) chống lại bệnh. Cây thuốc lá được tán nhỏ và trích chất kháng thể. Phải mất nhiều tuần lể kể từ lúc chuyển gen virus gây bệnh cho tới khi trích được chất kháng thể. Hai bệnh nhân nay đã bình phục.
Còn phải mất thời gian thử nghiệm nhiều năm nữa để thử độ an toàn và hiệu nghiệm, còn phải nghiên cứu sản xuất lớn và nhanh chóng, rút ngắn thời gian sản xuất với giá rẽ, thuốc này mới được phép chửa trị cho bệnh nhân,
Reading, cuối tháng 8/2014
Trần-Đăng Hồng, PhD