Tưởng niệm thầy Trần Duy Nhiên
Lên mạng ngày 9/2/2010TƯỞNG NIỆM THẦY TRẦN DUY NHIÊN
Hôm nay, ngày 9/2/2010, ngày giổ đầu tiên cho ông Trần Duy Nhiên, một người thầy khả ái và khả kính của Trường NLS Cần Thơ.
Tôi quen biết với Ông, khi Ông về dạy ơ Cần Thơ, sau tôi một hay hai năm gì đó. Tôi cũng không thân thiết với ông nhiều lắm, vì chúng tôi không có nhiều thì giờ chung để nói chuyện, hàn huyên, tâm sự. Ông dạy về Pháp Văn, tôi dạy về nông nghiệp, không có liên hệ nghề nghiệp. Ngày cuối tuần, tôi hoạt động bên Đoàn Chí Nguyện NLS, còn ông thì hoạt động xã hội Công Giáo bên nhà thờ Cần Thơ. Tôi chỉ biết loáng thoáng là ông được các bà Xơ bên Công Giáo nuôi nấng và cho ông ăn học đến thành tài. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên ông đam mê hoạt động xã hội để trả nợ đời Ông được thừa hưởng - tôi nghĩ như vậy.
Trong dịp về VN năm 2007, trong một buổi họp mặt với cựu học viên NLS Cần Thơ Sài Gòn, ông đến gặp tôi, làm tôi rất cảm động. Vẫn dáng vóc người nhỏ thó, khuôn mặt xương xương, giọng nói nhanh nhẩu, chúng tôi ngồi kế bên nhau để hàn huyên. Dĩ nhiên, tôi còn phải hàn huyên với nhiều cựu học sinh khác, và tôi tiếc rẽ là không có nhiều thì giờ để nói chuyện với ông nhiều hơn.
Sau ngày gặp gở này, chúng tôi trao đổi nhau qua nhiều emails, Nhưng sau đó bặt tin. Và rất đổi bất ngờ, nhận được tin Ông đã mất.
Nay đúng một năm. Tôi phải viết vài dòng về Ông. Tôi mới khám phá thêm nhiều điều về Ông, dầu rất muộn màng. Nhân tìm kiếm tài liệu, tôi bắt gặp một bài viết mang tên Ông, và từ đó tôi khám phá ra Ông viết rất nhiều, thơ, văn, v.v., và qua những phân ưu chân tình của bạn bè chí thiết của Ông, nên tôi biết rõ hơn về Ông. Sau đây là tóm lược đời và sự nghiệp của Ông qua Frere Vương Đình Chữ trong ngày lễ an táng của Ông tại Nguyện đường Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, sáng ngày 11/02/2009:
" Anh là người của ý chí vươn lên. Anh sinh năm 1941 tại Kontum. Anh sớm mồ côi vì cha mẹ phải bươn chải làm ăn xa, rồi thất tán vì chiến cuộc ác liệt thời 1945. Anh được Mệ Nội nuôi nhưng chỉ vài năm sau, Mệ Nội cũng yếu sức kham không nổi. Mệ đưa Anh đến giao cho Cha Xứ. Nhưng Cha Xứ nào biết “nuôi con mọn” nên gửi Anh lên cho các Chị Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn ở Đàlạt. Từ đây, Anh có đủ cả Cha, cả Mẹ thiêng liêng, như Anh thường tâm sự :”Mình được lớn lên trong vòng tay của các Nữ tử Bác Ái và các Cha Thừa sai Dòng Thánh Vinh Sơn Phaolô “(Lazaristes – Chứng từ của NTBA). Trên đồi Mai Anh, Anh hồn nhiên lớn lên, ngoan hiền, không hề mặc cảm hay “nổi giận” như một số bạn bè đồng cảnh ngộ. Tới giờ này, các Chị Vinh Sơn vẫn coi Anh như con. Và Anh, ở đâu, Anh cũng hãnh diện xưng mình là con của các Mẹ Vinh Sơn. Sự việc Anh nằm đây hôm nay là chuyến trở về “Nhà Mẹ” lần chót , diễn tả hết mối thân tình mẹ con trên gần 70 năm qua .
Sau khi đậu Tú Tài, Anh như con chim đủ lông đủ cánh, Anh bay về Sàigòn học Đại học Sư Phạm. Năm 1967, khi tốt nghiệp, Anh được bổ về dạy tại Trường Nông Lâm Súc Cần Thơ. Năm 1973, Anh chuyển lên dạy ở Trung Tâm Giáo dục Hùng Vương, Đà Lạt và từ năm 1975, Anh dạy ở trường Lâm Viên và Trường Bùi Thị Xuân. Năm 1988, Anh về Sàigòn, gặp muôn vàn khó khăn , như số phận đại đa số nhân dân thời đó. Nhưng anh có thêm một khó khăn riêng và nghiêm trọng là khủng hỏang lòng tin. Anh gần như bỏ đạo nhưng Chúa thì không bỏ Anh. Ngài chăm lo cho Anh qua bàn tay nhiều người, cách riêng qua bàn tay các nữ tu, ngòai các Chị Vinh Sơn, nay có thêm các Chị Dòng Đức Bà . Nhờ vậy, Anh trở lại môi trường giáo dục, dạy ngọai ngữ ở Trung tâm Nguyễn Trường Tộ và Đại Học Luật cũng như dạy cho một số Cộng đòan tu. Trong hơn 42 năm dạy học, Anh có biết bao học trò, trong đó, có những Linh mục đang đồng tế hôm nay, có nhiều nữ tu đang hiện diện ở đây. Trong đời, Anh gọi nhiều người bằng Mẹ. Đáp lại, Anh được nhiều người gọi bằng Bố, một cách thân thương .
Nếu phải nói vắn gọn về cuộc đời Anh thì có thể nói rằng Anh là người của ý chí vươn lên , ý chí vượt qua số phận, ý chí vươn lên về tri thức (“là một người thông minh, học giỏi, có nhiều khả năng” – Chứng từ của NTBA) và nhất là chí vươn lên về lòng tin (“Anh có lòng tin sâu xa và vững mạnh” – Chứng từ của NTBA) . Nhờ ý chí vươn lên này, Anh trở thành một người nhiều tài mà ít tật, để trở thành một con người hữu ích cho xã hội và cho Giáo hội .
- Anh là người của trách nhiệm xã hội . Có lẽ do hòan cảnh đặc biệt thời thơ ấu và nhất là do môi trường giáo dục, Anh đã sớm nhận ra những ân huệ mình đã lãnh nhận, và với lòng biết ơn, Anh đã sớm thể hiện tinh thần trách nhiệm , trước hết là với chính bản thân, rồi với gia đình (một gia đình khá đông đúc,với 4 người con) và sau là với cộng đồng xã hội, trong tinh thần trả nghĩa cho đời, cách riêng với người nghèo, kém may mắn. Anh tham gia nhiều họat động xã hội từ thiện, từ đồng bằng, ở Cái Rắn với Cha Ngô Phúc Hậu, cho đến Tây nguyên, với cha Nguyễn Văn Đông, và ở ngay Thành phố này và nhiều nơi khác, với các Chị Vinh Sơn, Các Chị Dòng Đức Bà và với các Nhóm Thiện Chí và Hoa Nhân Ái của Cha Tiến Lộc, với Nhóm Đức tin Văn hóa của cha Nguyễn Thái Hợp và với các Tổ chức ONG như “Help the Poor”…Nếu Anh chưa nằm xuống thì chiều nay, Anh sẽ cùng phái đòan Công giáo bay ra Hải Phòng để tham dự cuộc Hội thảo Quốc tế về “Trách nhiệm xã hội”, một vấn đề mà Anh thao thức và đóng góp nhiều ý kiến.
- Anh là người nối kết. Mớigặp, thóang thấy nơi anh một chút ngang tàng với mọi thứ quyền bính, một chút bất cần với mọi thứ quyền lợi. Nhưng những ai quen Anh lâu dài đều dễ nhận ra một đức tính nổi bật nơi Anh là tấm lòng rộng mở và tinh thần tận tụy của Anh với bạn bè, với tha nhân. Chính Anh là người đã có sáng kiến quy tụ một số anh chị em, Linh mục và giáo dân, ở nhiều phương trời khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau và thậm chí nhiều quan điểm khác nhau, thành một Diễn Đàn trên mạng để cùng nhau trao đổi những thao thức về Giáo hội và Quê hương. Anh có bạn bè khắp mọi miền đất nước, đi đến đâu, Anh cũng có người quen thân thiết, kể cả ở phương trời xa. Và một dẫn chứng nhỏ trước mắt : trong hai ngày ở Bãi Dâu, Vũng Tàu, một người bạn ở Pháp (Anh Phó Tế Thạch) và một người bạn ở Mỹ (Anh Minh, đang có mặt ở đây) đến thăm Anh. Và mới chiều tối hôm qua, tại nhà nguyện này,12 Linh mục đã đồng tế thánh lễ cùng với nhiều nữ tu và hơn 300 giáo dân , sau đó canh thức tâm sự và cầu nguyện cho Anh trong hơn hai giờ . Có những người đến từ Đà Lạt, Cần Thơ và cả từ hải ngọai. Quả là Anh có một sức thu hút và nối kết mạnh mẽ . Anh còn là đồng chủ nhân của một vài “gia trang” (Website), trong đó có Marathana, làm diễn đàn cho nhiều người, nhất là giới trẻ. Anh có sáng kiến lập Nhóm Rabboni. Anh tận tình với mọi người, tận tình đến độ đôi khi chúng tôi cũng đâm ra lạm dụng, thường kêu đến Anh, nhất là trong việc cung cấp các kiến thức và tài liệu vì Anh là một chuyên gia xài Internet .
- Và trên hết, Anh là người yêu mến Giáo hội. Có lẽ, nhiều người trong chúng tôi không biết rõ thời thơ ấu và thanh niên của Anh, cũng như không biết rõ các họat động xã hội của Anh. Nhưng môt điều nhiều người nhận biết, đó là : Anh là người yêu mến Giáo hội. Đây chính là sợi dây đặc biệt liên kết Anh với chúng tôi và là lý do chính yếu cho sự hiện diện nơi đây của nhiều người. Lòng yêu mến Giáo hội của Anh, hôm nay được chứng thực, được trân trọng và được tuyên dương qua sự hiện diện đặc biệt của Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Giáo lý Đức tin, thuộc HĐGM Việt Nam, của nhiều Linh mục và nữ tu trong Thánh lễ đồng tế long trọng này .
Có một thời, Anh gặp khủng hỏang lòng tin và tự nhận là “đứa con hoang đàng”. Nhưng hơn 15 năm nay, không còn ai gặp nơi Anh nét hoang đàng nào, ngược lại, gặp nơi Anh gương mặt của một tín hữu nhiệt thành, gương mặt một người con trung hiếu của Giáo hội, tận tụy phục vụ Giáo hội qua nhiều cách thức phong phú .Trước hết, qua đời sống đức tin, qua các bài thơ, các cúôn sách, các kịch bản (hơn 20 kích bản, trong đó , không thể không nhắc đến ở đây vở kịch “Phúc âm thứ năm” do Anh sáng tác, đã được trình diễn hơn 200 lần, tại nhiều địa điểm trên 8 Giáo phận). Anh còn phục vụ Giáo hội qua rất nhiều bài viết, rải rác trên các báo và nhất là trên mạng, qua các sinh họat trí thức tại các hội nghị, hội thảo ở trong nước và ở hải ngọai. Anh còn là Tổng Thư ký của CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình, nơi quy tụ một số trí thức Công giáo với ước mong triển khai đường hướng mục vụ của Vị Chủ chăn quá cố khả kính, mà bốn tinh thần trụ cột là canh tân, đối thọai, hòa giải và cộng tác với mọi người thiện chí. Trong cương vị Tổng Thư ký, Anh đã nêu lên nhiều thao thức, đóng góp nhiều ý kiến làm cho họat động của CLB thêm phong phú. Anh từng là người thông dịch cho Mẹ Chân phước Têrêsa Cancutta trong dịp Mẹ thăm viếng Việt Nam.
Vì lòng yêu mến, anh nhiều lần lên tiếng bênh vực Giáo hội, chấp nhận bị hiểu lầm và sẵn sàng trả giá. Vì lòng yêu mến, anh tham gia các họat động tông đồ. Anh từng tham gia Cursillos khi Anh mới về dạy ở Cần Thơ. Anh từng thành lập Nhóm Gia đình Kitô Vua ở ĐàLạt . Anh đã từng viết chuyện “13 người thay đổi thế giới “, được phổ biến khá rộng rãi bằng sách và bằng đĩa CĐ (mà Cha Tiến Lộc đây đã hứng chí đọc thu âm một lèo từ 4 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều). Anh không muốn chúng tôi đặt Anh làm ngừơi thứ 14 nhưng chắc hẳn Anh là một trong những người thứ 1001, theo lời mời gọi của Chúa Giêsu và theo gương các Tông đồ, đã góp một phần bé nhỏ làm thay đổi thế giới, hay chí ít là làm một số người thay đổi suy nghĩ, thay đổi tấm lòng để họ trở nên tốt hơn và hữu ích hơn mà hiệu quả được thấy rõ ngay trong gia đình Anh, trước đây là con dâu của Anh và mới đây nhất là sự hóan cải trở về với Chúa của đứa con gái : qua biến cố đau thương này của Anh, cháu Uyên của Anh đã tìm lại được niềm tin và cam kết sẽ không rời bỏ niềm tin đó.
- Nhưng quá đột ngột . Mới đây, Anh còn ăn Tết với gia đình. Mới đây, Anh còn vui Xuân với bè bạn. Mới đây, ngày mồng 5 và mồng 6 Tết, Anh cùng Cha Hợp và tôi ra Bãi Dâu Vũng Tàu để trao đổi với nhau về cuộc Hội thảo Hải Phòng sắp tới, cũng như về họat động của CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình trong năm 2009 này. Anh mang theo môt chai XO. Nhiều lúc, Anh còn pha trò và kể nhiều chuyện tiếu lâm. Nào ngờ, đó lại là những chén rượu ly bôi, là những lần cuối nghe Anh nói. Trưa mồng 6, Anh cảm thấy ớn lạnh. Cứ tưởng chỉ là cảm lạnh thông thường. Nhưng Anh bị bệnh nặng. Gia đình và bạn bè đã làm hết sức. Bệnh viện cũng đã tận tình . Nhưng Anh vẫn ra đi.
Theo cái nhìn của thế nhân, đây là một cuộc ra đi đột ngột. Nhưng sau gần 15 năm quen biết và làm việc chung với Anh, giờ đây, tôi vẫn như thấy cái nhíu mắt của Anh, kèm theo nụ cười hở răng của Anh, cái đầu nghiêng nghiêng, với mấy lời phê dễ thương quen thuộc: ”các anh là những kẻ yếu lòng tin”. Phải rồi, Anh Nhiên ơi, Anh muốn nói với chúng tôi rằng nào có gì đột ngột ! Vì “tất cả là Hồng ân”. Vì tất cả là Tình Yêu Quan Phòng của Cha - Giàu - Lòng - Thương - Xót . Ngay cả cái chết này cũng là hồng ân, cho Anh và cho cả chúng tôi."
Tôi quen biết với Ông, khi Ông về dạy ơ Cần Thơ, sau tôi một hay hai năm gì đó. Tôi cũng không thân thiết với ông nhiều lắm, vì chúng tôi không có nhiều thì giờ chung để nói chuyện, hàn huyên, tâm sự. Ông dạy về Pháp Văn, tôi dạy về nông nghiệp, không có liên hệ nghề nghiệp. Ngày cuối tuần, tôi hoạt động bên Đoàn Chí Nguyện NLS, còn ông thì hoạt động xã hội Công Giáo bên nhà thờ Cần Thơ. Tôi chỉ biết loáng thoáng là ông được các bà Xơ bên Công Giáo nuôi nấng và cho ông ăn học đến thành tài. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên ông đam mê hoạt động xã hội để trả nợ đời Ông được thừa hưởng - tôi nghĩ như vậy.
Trong dịp về VN năm 2007, trong một buổi họp mặt với cựu học viên NLS Cần Thơ Sài Gòn, ông đến gặp tôi, làm tôi rất cảm động. Vẫn dáng vóc người nhỏ thó, khuôn mặt xương xương, giọng nói nhanh nhẩu, chúng tôi ngồi kế bên nhau để hàn huyên. Dĩ nhiên, tôi còn phải hàn huyên với nhiều cựu học sinh khác, và tôi tiếc rẽ là không có nhiều thì giờ để nói chuyện với ông nhiều hơn.
Sau ngày gặp gở này, chúng tôi trao đổi nhau qua nhiều emails, Nhưng sau đó bặt tin. Và rất đổi bất ngờ, nhận được tin Ông đã mất.
Nay đúng một năm. Tôi phải viết vài dòng về Ông. Tôi mới khám phá thêm nhiều điều về Ông, dầu rất muộn màng. Nhân tìm kiếm tài liệu, tôi bắt gặp một bài viết mang tên Ông, và từ đó tôi khám phá ra Ông viết rất nhiều, thơ, văn, v.v., và qua những phân ưu chân tình của bạn bè chí thiết của Ông, nên tôi biết rõ hơn về Ông. Sau đây là tóm lược đời và sự nghiệp của Ông qua Frere Vương Đình Chữ trong ngày lễ an táng của Ông tại Nguyện đường Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, sáng ngày 11/02/2009:
" Anh là người của ý chí vươn lên. Anh sinh năm 1941 tại Kontum. Anh sớm mồ côi vì cha mẹ phải bươn chải làm ăn xa, rồi thất tán vì chiến cuộc ác liệt thời 1945. Anh được Mệ Nội nuôi nhưng chỉ vài năm sau, Mệ Nội cũng yếu sức kham không nổi. Mệ đưa Anh đến giao cho Cha Xứ. Nhưng Cha Xứ nào biết “nuôi con mọn” nên gửi Anh lên cho các Chị Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn ở Đàlạt. Từ đây, Anh có đủ cả Cha, cả Mẹ thiêng liêng, như Anh thường tâm sự :”Mình được lớn lên trong vòng tay của các Nữ tử Bác Ái và các Cha Thừa sai Dòng Thánh Vinh Sơn Phaolô “(Lazaristes – Chứng từ của NTBA). Trên đồi Mai Anh, Anh hồn nhiên lớn lên, ngoan hiền, không hề mặc cảm hay “nổi giận” như một số bạn bè đồng cảnh ngộ. Tới giờ này, các Chị Vinh Sơn vẫn coi Anh như con. Và Anh, ở đâu, Anh cũng hãnh diện xưng mình là con của các Mẹ Vinh Sơn. Sự việc Anh nằm đây hôm nay là chuyến trở về “Nhà Mẹ” lần chót , diễn tả hết mối thân tình mẹ con trên gần 70 năm qua .
Sau khi đậu Tú Tài, Anh như con chim đủ lông đủ cánh, Anh bay về Sàigòn học Đại học Sư Phạm. Năm 1967, khi tốt nghiệp, Anh được bổ về dạy tại Trường Nông Lâm Súc Cần Thơ. Năm 1973, Anh chuyển lên dạy ở Trung Tâm Giáo dục Hùng Vương, Đà Lạt và từ năm 1975, Anh dạy ở trường Lâm Viên và Trường Bùi Thị Xuân. Năm 1988, Anh về Sàigòn, gặp muôn vàn khó khăn , như số phận đại đa số nhân dân thời đó. Nhưng anh có thêm một khó khăn riêng và nghiêm trọng là khủng hỏang lòng tin. Anh gần như bỏ đạo nhưng Chúa thì không bỏ Anh. Ngài chăm lo cho Anh qua bàn tay nhiều người, cách riêng qua bàn tay các nữ tu, ngòai các Chị Vinh Sơn, nay có thêm các Chị Dòng Đức Bà . Nhờ vậy, Anh trở lại môi trường giáo dục, dạy ngọai ngữ ở Trung tâm Nguyễn Trường Tộ và Đại Học Luật cũng như dạy cho một số Cộng đòan tu. Trong hơn 42 năm dạy học, Anh có biết bao học trò, trong đó, có những Linh mục đang đồng tế hôm nay, có nhiều nữ tu đang hiện diện ở đây. Trong đời, Anh gọi nhiều người bằng Mẹ. Đáp lại, Anh được nhiều người gọi bằng Bố, một cách thân thương .
Nếu phải nói vắn gọn về cuộc đời Anh thì có thể nói rằng Anh là người của ý chí vươn lên , ý chí vượt qua số phận, ý chí vươn lên về tri thức (“là một người thông minh, học giỏi, có nhiều khả năng” – Chứng từ của NTBA) và nhất là chí vươn lên về lòng tin (“Anh có lòng tin sâu xa và vững mạnh” – Chứng từ của NTBA) . Nhờ ý chí vươn lên này, Anh trở thành một người nhiều tài mà ít tật, để trở thành một con người hữu ích cho xã hội và cho Giáo hội .
- Anh là người của trách nhiệm xã hội . Có lẽ do hòan cảnh đặc biệt thời thơ ấu và nhất là do môi trường giáo dục, Anh đã sớm nhận ra những ân huệ mình đã lãnh nhận, và với lòng biết ơn, Anh đã sớm thể hiện tinh thần trách nhiệm , trước hết là với chính bản thân, rồi với gia đình (một gia đình khá đông đúc,với 4 người con) và sau là với cộng đồng xã hội, trong tinh thần trả nghĩa cho đời, cách riêng với người nghèo, kém may mắn. Anh tham gia nhiều họat động xã hội từ thiện, từ đồng bằng, ở Cái Rắn với Cha Ngô Phúc Hậu, cho đến Tây nguyên, với cha Nguyễn Văn Đông, và ở ngay Thành phố này và nhiều nơi khác, với các Chị Vinh Sơn, Các Chị Dòng Đức Bà và với các Nhóm Thiện Chí và Hoa Nhân Ái của Cha Tiến Lộc, với Nhóm Đức tin Văn hóa của cha Nguyễn Thái Hợp và với các Tổ chức ONG như “Help the Poor”…Nếu Anh chưa nằm xuống thì chiều nay, Anh sẽ cùng phái đòan Công giáo bay ra Hải Phòng để tham dự cuộc Hội thảo Quốc tế về “Trách nhiệm xã hội”, một vấn đề mà Anh thao thức và đóng góp nhiều ý kiến.
- Anh là người nối kết. Mớigặp, thóang thấy nơi anh một chút ngang tàng với mọi thứ quyền bính, một chút bất cần với mọi thứ quyền lợi. Nhưng những ai quen Anh lâu dài đều dễ nhận ra một đức tính nổi bật nơi Anh là tấm lòng rộng mở và tinh thần tận tụy của Anh với bạn bè, với tha nhân. Chính Anh là người đã có sáng kiến quy tụ một số anh chị em, Linh mục và giáo dân, ở nhiều phương trời khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau và thậm chí nhiều quan điểm khác nhau, thành một Diễn Đàn trên mạng để cùng nhau trao đổi những thao thức về Giáo hội và Quê hương. Anh có bạn bè khắp mọi miền đất nước, đi đến đâu, Anh cũng có người quen thân thiết, kể cả ở phương trời xa. Và một dẫn chứng nhỏ trước mắt : trong hai ngày ở Bãi Dâu, Vũng Tàu, một người bạn ở Pháp (Anh Phó Tế Thạch) và một người bạn ở Mỹ (Anh Minh, đang có mặt ở đây) đến thăm Anh. Và mới chiều tối hôm qua, tại nhà nguyện này,12 Linh mục đã đồng tế thánh lễ cùng với nhiều nữ tu và hơn 300 giáo dân , sau đó canh thức tâm sự và cầu nguyện cho Anh trong hơn hai giờ . Có những người đến từ Đà Lạt, Cần Thơ và cả từ hải ngọai. Quả là Anh có một sức thu hút và nối kết mạnh mẽ . Anh còn là đồng chủ nhân của một vài “gia trang” (Website), trong đó có Marathana, làm diễn đàn cho nhiều người, nhất là giới trẻ. Anh có sáng kiến lập Nhóm Rabboni. Anh tận tình với mọi người, tận tình đến độ đôi khi chúng tôi cũng đâm ra lạm dụng, thường kêu đến Anh, nhất là trong việc cung cấp các kiến thức và tài liệu vì Anh là một chuyên gia xài Internet .
- Và trên hết, Anh là người yêu mến Giáo hội. Có lẽ, nhiều người trong chúng tôi không biết rõ thời thơ ấu và thanh niên của Anh, cũng như không biết rõ các họat động xã hội của Anh. Nhưng môt điều nhiều người nhận biết, đó là : Anh là người yêu mến Giáo hội. Đây chính là sợi dây đặc biệt liên kết Anh với chúng tôi và là lý do chính yếu cho sự hiện diện nơi đây của nhiều người. Lòng yêu mến Giáo hội của Anh, hôm nay được chứng thực, được trân trọng và được tuyên dương qua sự hiện diện đặc biệt của Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Giáo lý Đức tin, thuộc HĐGM Việt Nam, của nhiều Linh mục và nữ tu trong Thánh lễ đồng tế long trọng này .
Có một thời, Anh gặp khủng hỏang lòng tin và tự nhận là “đứa con hoang đàng”. Nhưng hơn 15 năm nay, không còn ai gặp nơi Anh nét hoang đàng nào, ngược lại, gặp nơi Anh gương mặt của một tín hữu nhiệt thành, gương mặt một người con trung hiếu của Giáo hội, tận tụy phục vụ Giáo hội qua nhiều cách thức phong phú .Trước hết, qua đời sống đức tin, qua các bài thơ, các cúôn sách, các kịch bản (hơn 20 kích bản, trong đó , không thể không nhắc đến ở đây vở kịch “Phúc âm thứ năm” do Anh sáng tác, đã được trình diễn hơn 200 lần, tại nhiều địa điểm trên 8 Giáo phận). Anh còn phục vụ Giáo hội qua rất nhiều bài viết, rải rác trên các báo và nhất là trên mạng, qua các sinh họat trí thức tại các hội nghị, hội thảo ở trong nước và ở hải ngọai. Anh còn là Tổng Thư ký của CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình, nơi quy tụ một số trí thức Công giáo với ước mong triển khai đường hướng mục vụ của Vị Chủ chăn quá cố khả kính, mà bốn tinh thần trụ cột là canh tân, đối thọai, hòa giải và cộng tác với mọi người thiện chí. Trong cương vị Tổng Thư ký, Anh đã nêu lên nhiều thao thức, đóng góp nhiều ý kiến làm cho họat động của CLB thêm phong phú. Anh từng là người thông dịch cho Mẹ Chân phước Têrêsa Cancutta trong dịp Mẹ thăm viếng Việt Nam.
Vì lòng yêu mến, anh nhiều lần lên tiếng bênh vực Giáo hội, chấp nhận bị hiểu lầm và sẵn sàng trả giá. Vì lòng yêu mến, anh tham gia các họat động tông đồ. Anh từng tham gia Cursillos khi Anh mới về dạy ở Cần Thơ. Anh từng thành lập Nhóm Gia đình Kitô Vua ở ĐàLạt . Anh đã từng viết chuyện “13 người thay đổi thế giới “, được phổ biến khá rộng rãi bằng sách và bằng đĩa CĐ (mà Cha Tiến Lộc đây đã hứng chí đọc thu âm một lèo từ 4 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều). Anh không muốn chúng tôi đặt Anh làm ngừơi thứ 14 nhưng chắc hẳn Anh là một trong những người thứ 1001, theo lời mời gọi của Chúa Giêsu và theo gương các Tông đồ, đã góp một phần bé nhỏ làm thay đổi thế giới, hay chí ít là làm một số người thay đổi suy nghĩ, thay đổi tấm lòng để họ trở nên tốt hơn và hữu ích hơn mà hiệu quả được thấy rõ ngay trong gia đình Anh, trước đây là con dâu của Anh và mới đây nhất là sự hóan cải trở về với Chúa của đứa con gái : qua biến cố đau thương này của Anh, cháu Uyên của Anh đã tìm lại được niềm tin và cam kết sẽ không rời bỏ niềm tin đó.
- Nhưng quá đột ngột . Mới đây, Anh còn ăn Tết với gia đình. Mới đây, Anh còn vui Xuân với bè bạn. Mới đây, ngày mồng 5 và mồng 6 Tết, Anh cùng Cha Hợp và tôi ra Bãi Dâu Vũng Tàu để trao đổi với nhau về cuộc Hội thảo Hải Phòng sắp tới, cũng như về họat động của CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình trong năm 2009 này. Anh mang theo môt chai XO. Nhiều lúc, Anh còn pha trò và kể nhiều chuyện tiếu lâm. Nào ngờ, đó lại là những chén rượu ly bôi, là những lần cuối nghe Anh nói. Trưa mồng 6, Anh cảm thấy ớn lạnh. Cứ tưởng chỉ là cảm lạnh thông thường. Nhưng Anh bị bệnh nặng. Gia đình và bạn bè đã làm hết sức. Bệnh viện cũng đã tận tình . Nhưng Anh vẫn ra đi.
Theo cái nhìn của thế nhân, đây là một cuộc ra đi đột ngột. Nhưng sau gần 15 năm quen biết và làm việc chung với Anh, giờ đây, tôi vẫn như thấy cái nhíu mắt của Anh, kèm theo nụ cười hở răng của Anh, cái đầu nghiêng nghiêng, với mấy lời phê dễ thương quen thuộc: ”các anh là những kẻ yếu lòng tin”. Phải rồi, Anh Nhiên ơi, Anh muốn nói với chúng tôi rằng nào có gì đột ngột ! Vì “tất cả là Hồng ân”. Vì tất cả là Tình Yêu Quan Phòng của Cha - Giàu - Lòng - Thương - Xót . Ngay cả cái chết này cũng là hồng ân, cho Anh và cho cả chúng tôi."
"Tôi quen anh Nhiên vào đầu năm 2004, khi chúng tôi tập họp với nhau trong một nhóm không tên. Trong 5 năm, chúng tôi đã có nhiều dịp trao dổi, gặp gỡ, chia vui, sẻ buồn về những trăn trở liên quan tới Giáo hội và xã hội.
Khoảng tháng 9, năm 2004, tôi gặp anh lần đầu tiên trong buổi ra mắt cuốn sách của giáo sư Roland Jacques, tựa đề « Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam » do Định Hướng Tùng Thư xuất bản và phát hành, tại Trung Tâm Công giáo Orange, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Vũ Duy Thống. Anh là người tham dự vào việc dịch thuật cuốn sách hiếm quý này và đã phát biểu bằng tiếng Pháp trong dịp lễ ra mắt sách (LM Jacques là người Canada nói được tiếng Việt). Sau đó, anh cũng được mời tham dự và phát biểu tại Hội Thảo Giới Chức Công Giáo của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ".
Khoảng tháng 9, năm 2004, tôi gặp anh lần đầu tiên trong buổi ra mắt cuốn sách của giáo sư Roland Jacques, tựa đề « Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam » do Định Hướng Tùng Thư xuất bản và phát hành, tại Trung Tâm Công giáo Orange, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Vũ Duy Thống. Anh là người tham dự vào việc dịch thuật cuốn sách hiếm quý này và đã phát biểu bằng tiếng Pháp trong dịp lễ ra mắt sách (LM Jacques là người Canada nói được tiếng Việt). Sau đó, anh cũng được mời tham dự và phát biểu tại Hội Thảo Giới Chức Công Giáo của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ".
Một người bạn khác từ Thai Lan đã viết về Ông
"Quen anh qua thư từ email sau khi những bài viết của anh về Giáo Hội Công Giáo. Nỗi thao thức của anh về một giáo hội của người nghèo đã giúp em nhận thức thêm nhiều về vai trò của một Kitô hữu trong môi trường trần thế của mình.
Gặp anh lần đầu tiên khi anh đến Houston Hoa kỳ tháng 9, 2004 và sau đó tháng 7, 2007. Và những dịp khác anh đến Thái Lan thăm gia đình em. Năm 2005 theo lời kêu gọi của anh em về thăm Việt Nam lần đầu tiên và được anh dẫn đi theo nhóm thiện nguyện với các bạn y khoa trẻ tuổi để khám bệnh cho đồng bào tại Tây Nguyên. Anh làm việc hình như không mệt mỏi. Anh sống đơn giản và hòa đồng với mọi lứa tuổi. Anh có lòng quảng đại nhất là với những con người thống khổ của xã hội. Anh luôn chia sẻ và cho đi những món quà mà bằng hữu gửi tặng anh. Những ngày được sống gần anh và được anh chia sẻ những chân tình nhận xét của anh đã giúp em nhìn những công việc mình làm với một giá trị tốt đẹp, một “Giác Ngộ” mới. Gần anh hầu như ai cũng cảm thấy thoải mái và quên những lo lắng khác ".
Gặp anh lần đầu tiên khi anh đến Houston Hoa kỳ tháng 9, 2004 và sau đó tháng 7, 2007. Và những dịp khác anh đến Thái Lan thăm gia đình em. Năm 2005 theo lời kêu gọi của anh em về thăm Việt Nam lần đầu tiên và được anh dẫn đi theo nhóm thiện nguyện với các bạn y khoa trẻ tuổi để khám bệnh cho đồng bào tại Tây Nguyên. Anh làm việc hình như không mệt mỏi. Anh sống đơn giản và hòa đồng với mọi lứa tuổi. Anh có lòng quảng đại nhất là với những con người thống khổ của xã hội. Anh luôn chia sẻ và cho đi những món quà mà bằng hữu gửi tặng anh. Những ngày được sống gần anh và được anh chia sẻ những chân tình nhận xét của anh đã giúp em nhìn những công việc mình làm với một giá trị tốt đẹp, một “Giác Ngộ” mới. Gần anh hầu như ai cũng cảm thấy thoải mái và quên những lo lắng khác ".
Tôi đang viết lại những dòng này vào lúc 3 giờ sáng, sau khi thức giấc và chợt nhớ hôm nay là ngày giỗ của Ông. Tôi đã khâm phục Ông, Ông đã vươn lên và "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Một nén hương dành riêng cho Ông.
Anh Quốc, 9/2/2010
Trần Đăng Hồng