DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Dọc đường thiên lý

13/4/2024

Dọc Đường Thiên Lý
Trần Đăng Nhơn
 
          Cái nắng chói chang báo hiệu cho một muà hè nóng bức . Các cháu bắt đầu nghỉ hè  sau một năm học vất vã. Liêm đề nghị với tôi nên làm một chuyến du lịch miền Trung . Tôi đồng ý và muốn các cháu tôi cùng đi cho vui ,nhưng tôi vẫn ngại là các con tôi chưa bao giờ xa các cháu nên không muốn cho các cháu tham gia chuyến đi này. Cuối cùng  Vũ -Trúc đồng ý cho cháu Nhím ( Trần Đăng Như Quỳnh ) , Sóc ( Trần Đăng Mai Khanh ) , Ngọc-Nguyện cũng cho cháu My ( Tô Ngọc Hân )  cùng đi du lịch với ông bà , chú Liêm và Lisa .  Các cháu khác như Thỏ ( Trần Đăng Nhã Quyên ) , Bambi ( Tô Minh Quân ) , Nai ( Trần Đăng Nhã Thi ) còn đi học  cho đến nửa tháng 6 mới nghỉ hè nên không đi chuyến này được..
          Chú Liêm phải lái xe Matiz vào Sàigòn để đổi chiếc xe Zace của Quang để có thể chứa 7 người và  hành lý.
          Tối thứ bảy 31.5.08 , Bác Quang cùng 3 cháu Nhím , Sóc , My đáp chuyến xe đêm  về Nhatrang kịp dự đám giỗ Ông Cố vào ngày 1.6.08 ( nhằm 28.5 âm lịch ) . Đám giỗ tổ chức thật trang nghiêm và ấm áp ( xin xem bài tường thuật “ Một Ngày Giỗ ấm áp và Đáng Nhớ “ cuả Bich Khuê  đăng ở mục Truyện viết cuả trang web Trần Đăng ) .
 

 
          Sáng ngày 3.6.08 , chúng tôi lên đường từ 6 giờ sáng . Xe chúng tôi chạy theo con đường mới mở  dọc bờ biển Nhatrang từ khu du lịch dang dở Russalka    đến Lương Sơn . Sau đó chạy theo quốc lộ số 1 ( bây giờ gọi là 1A ) , qua đèo Cả . Đèo Cã  vẫn còn ngoằn ngoèo , hiểm trở , một bên biển một bên núi . Trong tương lai chánh phủ sẽ mở một đường hầm chạy trong lòng núi . Đường sá rất tốt , xe chạy êm ái , Chúng tôi không ghé thành phố Tuy Hoà mà đi thẳng đến Quy Nhơn . Qua địa phận Sông Cầu , xe chúng tôi di chuyển dọc theo một con đường mới chạy mép bờ biển  , không qua đèo Cù Mông và đến Quy Nhơn  đúng 12 giờ trưa. Chúng tôi ăn cơm trưa tại tiệm ăn Quê Hương . Năm 1975 , vì chúng tôi là giáo viên cuả chế độ cũ , nên phải đi học chính trị ( cải tạo tư tưởng ) tại Quy Nhơn trong 21 ngày . Ngày ấy Quy Nhơn  nhỏ hẹp , nghèo nàn , tạo cho tôi một cảm tưởng không đẹp về thành phố  này . Nhưng khi đến nơi mới thấy Thành phố Quy Nhơn bây giờ khác hẳn : đường sá rộng rải , con đường từ Thành Phố Quy Nhơn  đến trường Cao Đẳng Sư Phạm ( bây giờ là Đại học Quy Nhơn ) chúng tôi phải đi dọc theo con lộ quanh phi trường Quy Nhơn cũ  và một xóm chài nghèo khổ. Hiện nay trường ĐH Quy Nhơn đồ sộ nằm sát con lộ lớn dọc bờ biển .  Nhà cửa nhiều tầng  san sát . Cưả hiệu buôn bán sầm uất.
          Chúng tôi rời Quy Nhơn đi thẳng ra Đà nẳng . Chúng tôi không ghé các thành phố Quảng Ngãi , Tam Kỳ  ( thủ phủ cuả Quảng nam ) , Hội An  vì tất cả các thành phố naỳ đều có đường tránh rất rộng rải . Chúng tôi đến Đà nẳng lúc đèn đường đã bật sáng . Chúng tôi tìm đường đến khách sạn Elegant ( Thanh Lịch ) . Khách sạn này là khách hàng quen thuộc cuả Ngọc mỗi lần ra Đànẳng công tác .  Ngọc đã booked sẳn 2 phòng cho chúng tôi . Tôi và bà Cúc ở một phòng . Liêm và các cháu Lisa , Nhím , Sóc , My ở một phòng .  Liêm đã trở thành một vú em thành thạo cho các cháu . Ngọc quả thật là người chu đáo , lo mọi thứ cho chúng tôi .
          Điều không ngờ cho chúng tôi là việc ăn uống cuả các cháu. Ngày thường một bửa ăn cuả các cháu ở nhà thường kéo dài 1 hay 2 tiếng đồng hồ. Nhưng trong lúc đi chơi như  thế này các cháu đều tranh nhau ăn và xin bới thêm cơm liên tục .Món ăn khoái khẩu cuả các cháu là rau muống .
          Một điều bất ngờ thú vị thứ 2 cho chúng tôi là được một người điạ phường mới ăn tối và sáng . Đó anh Sáu , bạn của Ngọc . Anh Sáu mời chúng tôi đến ăn ở một restaurant sang trọng sát bải biển Đànẳng , đải các món ăn hải sản với những con nghêu , ghẹ  to hơn ở Nhatrang nhiều . Sáng hôm sau anh Sáu còn mời chúng tôi đi ăn sáng tại một tiệm ăn “nhà rường” trong thành phố . Chúng tôi nói với nhau  rằng chúng tôi đã được hưởng thụ những thành quả do công lao cuả con rễ  tạo nên . Thật là một hạnh phúc bất ngờ.
 
      


 
          Thành phố Đànẳng đối với tôi không phải là xa lạ. Trước năm 1975 chúng tôi  đến đó rất nhiều lần để chấm thi Trung học . Sau này khi Anh chị Du-Hải về VN năm 2002 , chúng tôi cũng đến ở Dànẳng 3 ngày . Nhưng vì chúng tôi đi máy bay nên không có cơ hội lang thang quanh thành phố . Chúng tôi cứ nghĩ  Thành phố Đànẳng không lớn hơn Nhatrang bao nhiêu . Bây giờ ngồi trên xe hơi , chạy quanh các con đường lớn  mới thấy thành phố lớn đến mức độ nào . Những con đường buôn bán sầm uất , xe chạy mãi mà vẫn chưa hết con đường . Nhatrang không có con đường nào dài như vậy . Tôi phải thật sự khen ngợi các nhà lãnh đạo thành phố Đànẳng có cái tầm nhìn rộng lớn :  với những chiếc cầu đẹp bắc ngang sông Hàn , với những con đường rộng 4 , 6 làn xe ở giửa có  dãi phân cách trồng cây cảnh , hoa lá rất đẹp . Đànẳng có các siêu thị lớn như : siêu thị Đànẳng , Big C , Metro …Con đường dọc biển từ Đà nẳng đến  Hội An  cũng rộng thênh thang và dài hun hút . Trong tương lai sẽ mọc lên những khu resorts đắt tiền . Chúng tôi đi qua các resorts nổi tiếng như Furama , Palm Garden v…v…
          Có đi đây đó mới thấy rằng Nhatrang quá nhỏ và quá quê muà . Có được chăng là bờ biển Nhatrang đẹp , khu du lịch Vinpearl lộng lẩy ngoài hải đảo , con đường thơ mộng uốn lượn ven biển từ Nhatrang vào sân bay Cam ranh  và nhất là cái không khí trong lành cuả trời đất ban cho . Chứ con người lãnh đạo cuả Nhatrang không có tầm nhìn rộng rải như các tỉnh khác cuả miền Trung .
          Ngày thứ hai ở Đànẳng , chúng tôi đi về quê nội cuả bà Cúc ở miền Cẩm lệ , Hoà vang . Chúng tôi trao số tiền 1.000 USD của các bà con bên Mỹ gửi về đóng góp vào việc  xây ngôi nhà thờ họ Phạm . Ngôi nhà thờ đang xây dang dỡ. Chúng gặp một số bà con tại nhà cháu Phương ( Xị ) . Chúng tôi ra về , bà Cúc hẹn ngày khánh thành ngôi nhà thờ sẽ cùng chú Khàng ra tham dự .
          Buổi chiều , Liêm đưa các cháu đến công viên  nước . Công viên rộng lớn nhưng ít khách . các cháu mải mê chơi cho đến chiếu tối mới về.
 
                                 


 
          Ngày thứ 3 , chúng tôi vào Hội an để các cháu xem  phố cổ. Hội an sẽ là một trong các nơi các hoa hậu cuả cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ  2008 đến viếng thăm , nên thành phố đang cho làm lại các con dường trong phố cổ. Chúng tôi đến thăm một nhà cổ của  tộc họ Trần , chụp hình tại chuà Cầu , đến xem một điạ điểm  đang trình diễn một trích đoạn tuồng “ hát bội “ cho du khách xem . Nói chung chúng tôi kể cả các chaú đều không thích thú gì ở phố cổ.
 
                                 


 
          Lâu nay tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao báo chí đăng những nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đến Đànẳng làm ăn mà không đến Nhatrang . Bây giờ tôi mới biết là Nhatrang quá nhỏ để các nhà đầu tư nước ngoài đến kiếm lợi nhuận . Nhatrang chỉ là một thành phố êm đềm , sạch sẻ để nghỉ dưởng , để tắm biển và để  tìm thấy sự thư thái trong tâm hồn . Chúng ta không thể mơ tưởng đến một bệnh viện tư nhân hiện đại  , một ngôi trường quốc tế , một siêu lớn cở Big C hay Metro … Thật buồn thay !!!
          Chúng tôi đến Huế vào lúc 12 giờ trưa ngày 6.6.08 . Liêm đã booked 2 phòng ngủ tại khách sạn Trường Giang đường Đội Cung . Mãi đến  2 giờ chiều chúng tôi mới được check in . Đây là một khách sạn lợi dụng Festival Huế mà tăng giá phòng cao một cách phi lý.  Giá một phòng là 680.000$ , trong khi các khách sạn quanh đấy ( khu phố Tây ) giá chỉ có 400.000$. Chúng tôi ở tạm đó một đêm , hôm sau chúng tôi dọn qua khách sạn Hoa Hồng , đẹp hơn , sang hơn mà giá thì rẻ hơn .
          Huế chuẩn bị Festival 2008 thật chu đáo và lộng lẩy . Đèn hoa treo khắp các ngã đường và trên cả sông Hương . Mục đích cuả chúng tôi không hoàn toàn đến để dự Festival , nên chúng tôi chỉ mua vé đi xem một “ đêm Hoàng cung “ , đi xem khu chợ quê  ờ một làng quê cách thành phố Huế vài km , thăm  lăng vua Khải Định và Minh Mạng và  khu nhà vườn trên đường đi  Kim Long .
 
                           


 
          Liêm mua vé tham dự “ Đêm Hoàng Cung” với giá 80.000$/vé . Cũng may là chúng tôi không mua vé tham dự tiệc hoàng cung với giá 400.000$/vé . Chiều hôm ấy trời mưa rả rích nên tất cả các bàn tiệc đều dọn trên hành lan đi  lại chật chội . Lẽ ra các diễn viên trình diễn , tấu nhạc trên một khán đài lộ thiên phiá sau Điện Thái Hoà , nhưng vì mưa phải vào biểu diển trong hành lang . Chúng tôi thấy không có gì đáng coi nên đi dọc theo hành lang mới xây cất trên nền Điện Tam Cung Lục Viện cũ . Hành lang xây bằng gổ theo kiểu cổ , chạm trổ tinh vi . Ngày xưa khi còn thời vàng son cuả các vua Nhà Nguyễn  đây là nơi ở cuả các cung tần mỹ nữ. Hàng trăm người đẹp cuả nhà vua ở  trong các lầu đài xây dựng dọc theo hành lang này . Quan Thái giám sẽ đi theo hành lang này để chọn người đẹp dâng vua .  Tương truyền rằng vua Minh Mạng có đến hàng mấy trăm cung tần mỹ nữ nên có câu : “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử “ ( một đêm giao câú 6 lần sinh 5 con ) Quả thật ghê hồn !!!. Theo sử sách hầu như các vua Nhà Nguyễn đều chết sớm . Phải chăng vì lý do đó ?
          Chúng tôi mua 2 vé uống trà cung đình ( 20.000$/vé) để xem cách pha trà cuả hoàng gia . Thật ra chẳng cò gì lạ . Đây chỉ là một cách bày vẻ để thu tiền khách du lịch thôi .  Chúng tôi lần lượt đi hết dãy hành lang dài , trên tường treo những hình ảnh chụp vào thời Pháp thuộc , hình ảnh các quan triều Nguyễn ….
 
                               


 
          Sáng hôm sau chúng tôi đi thăm một chợ quê ở cách Huế vài cây số. Điểm đặc biệt là chiếc cầu có máí che giống như Chuà Cầu ở Hội an . Người dân quê tổ chức xay luá , giả gạo , hát bài chòi . Vốn là dân quê , tôi cảm  thấy không có  gì thích thú. Nhưng các cháu có vẽ vui thú với chiếc cốí xay luá .
 
                             



 
          Chúng tôi thăm Lăng Khải Định . Nhà vua này có tinh thần thân Pháp nên cách kiến trúc nửa tây nửa ta. Những bức tranh trên trần bằng cách ghép những mảnh chén xưa rất đẹp . Các cháu tỏ vẽ thích thú được ngồi trên những con ngựa đá ,
 
                               


 
          Chúng tôi  đến thăm lăng Minh Mạng.  Đây là một lăng hùng vĩ cuả một bậc minh quân . Vua Minh Mạng có nhiều công trong việc mở mang bờ cỏi , đem lại thanh bình cho đất nước . Ông vua này có rất nhiều con  và nghiêm khắc . Truyện nói rằng trong lúc vua Minh Mạng ngủ , có một cung phi lén hôn vào tráng vua . Vua giật mình thức dậy và truyền lệnh đem cung phi này ra chém đàu . Du khách từng đi tham quan các lăng tẩm các vua nhà Nguyễn đều cho rằng : lăng vua Gia long to lớn nhưng sơ sài , ở xa thành phố nên ít người đến ; Lăng vua Minh Mạng hùng vĩ , tỏ rõ một vị vua có chí khí anh hùng , có tầm nhìn rộng lớn ; Lăng vua Tự Đức đẹp và thơ mộng  mang dáng dấp cuả một nhà thơ . Đáng lý chúng tôi nên đưa các cháu đi thăm lăng Tự Đức , nhưng vì đã quá trưa và quá mõi mệt nên chúng tôi không đến ; Lăng Khải Định thì đẹp nhưng  lai căng , nửa Tây nửa Ta . Lăng  lại  xây trên một ngọn đồi cao , phải xây nhiều bậc tam cấp . Người ta bảo rằng khi đưa quan tài cuả vua Khải Định vào lăng , phải dùng đường rail xe lửa mới vào được.
 
                               


 
          Buổi chiều cuối cùng ở Huế , chúng tôi lên Kim Long để xem một số nhà vườn. Thật tình mà nói nhà vườn ngày nay không còn nguyên vẹn như xưa . Lẽ ra nhà cổ phải bao quanh bởi những khu vườn rộng . Phiá trước nhà có bức bình phong . Nhưng ngaỳ nay con cháu không thể ở trong những ngôi nhà tối om , nên đã xây cất xung quanh những ngôi nhà lầu 2 ,3 tầng làm mất vẻ cổ kính cuả ngày xưa. Chúng tôi không mua vé nên không được vào xem  bên trong. Tôi ngẫm nghỉ các vị quan ngày xưa làm đến chức Thượng Thư ( như Bộ trưởng ngày nay ) mà ở trong những căn nhà tối om , thấp lè tè , đi ra vào phải tôi phải cúi người mới qua đựơc cưả. Có thể họ thanh liêm chăng ? Có thể họ sợ mang tội phạm thượng , khi quân  mà không dám cất nhà cao cửa rộng như những vị quan ngày nay chăng ?
 
 
 
           Món ăn ở Huế mà các cháu tôi thích nhất là bánh beò , bánh nậm , bánh bột lọc cuả quán Bà Đỏ ở Gia Hội ( ăn 2 lần ) . Tôi không thích lắm vì cửa  hàng chật chội , nóng bức quá.
          Từ giả Huế chúng tôi lên đường đi Đồng Hới ( Quảng Bình ) . Chúng tôi đi ngang Đông Hà ( Quảng Trị ) chứ không ghé vào thăm  . Chúng tôi vào thăm Thành cổ Quảng trị. Ngôi Thành này cũng có cửa ra vaò giống như Thành Diên Khánh , nhưng trong thành không có người ở. Nơi đây  là bải chiến trường khốc liệt  vào năm 1973 . Cả hai bên đã thiệt hại nặng nề về nhân mạng . Đi trên con đường cuả  “ muà hè đỏ lửa “  nhắc chúng ta một kỷ niệm hải hùng cuả cuộc chiến tranh .
                             


 
          Người ta xây một tượng đài để tưởng nhớ những người đã khuất . Trân mảnh đất này đã thắm máu cuả biết bao nhiêu người con ưu tú cuả đất nước . Tôi trực nhớ đến chú Trần Vĩnh Kỳ , lúc đó là Bác sĩ quân y cuả Thủy quân lục chiến thuộc  chế độ cũ , cũng đã thoát chết ở vùng nào trên mãnh đất Quảng trị naỳ.
          Để tìm lại một chút an lành trong tâm hồn , chúng tôi ghé vào thăm Nhà Thờ La Vang , nơi thờ Đức Mẹ linh thiêng . Nhà thờ đã sụp đổ , chỉ còn mặt tiền . Tuy nhiên khách hành hương tấp nập .
           Chúng tôi đi ngang qua cầu Hiền Lương ở Bến Hải ( Vĩ tuyến 17 ) , một thời chia đôi  đất nước . Chiếc cầu bằng sắt được giử lại làm  như một di tích lịch sử . Một chiếc cầu khác bằng bêtông được xây bên cạnh để khách ra bắc vaò nam , có dịp nhìn lại một quá khứ đau thương cuả dân tộc .  Một cột cờ cao ngất ngưởng phiá bên kia cuả con đường .  Ngày xưa người ta bảo rằng hai cột cờ ở hai bên bờ Bến hải luôn luôn cạnh tranh nhau , không ai chiụ thua ai về độ cao cuả cột cờ hay chiều rộng  cuả lá cờ  và  cả độ lớn cuả 2 ống loa .
 
                




 
          Xe chúng tôi đi vào địa phận tỉnh Quảng Bình . Trước năm 1975 thành phố Đồng Hới là một đống gạch vụn. Trước khi đến đây tôi cứ nghĩ ngay đến một thành phố nghèo nàn , xơ xát , nhưng không ngờ trước mắt tôi Thành phố Đồng Hới tuy nhỏ hơn Nhatrang nhưng đường sá to lớn hơn , đa số có 4 làn xe , ở giửa là giải phân cách với cây cảnh , xanh tươi . Nhà cưả đều xây cất cao tầng nhưng không xô bồ , cao thấp , chỗ lồi chỗ lỏm như Nhatrang . Cầu Nhật Lệ đẹp như cáí tên nó đang mang . Những hotel lớn đều nằm dọc theo hai bên bờ cửa sông Nhật Lệ chạy dài đến bải biển Quảng Bình . Chúng tôi chọn hotel Luxe xoay mặt ra cưả sông Nhật Lệ.
          Vì là một thành phố mới thành lập nên bải biển chưa thành hình . Nhưng hôm chúng tôi đến đó nhằm ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch , cư dân thành phố cũng uà ra bải biển rấy đông . Chúng tôi chọn một quán ăn bình thường gọi mấy món hải sản . Hình như nghe giọng nói cuả dân Sàigòn nên nhà hàng chặt hơi đẹp . Nhưng không sao , đi du lịch mà , so đo làm gì !!!
                      


 
          Sáng hôm sau , chúng tôi đi tham quan động Phong Nha cách xa Đồng Hới trên 30 km . Từ Đồng Hới lên đường HCM có rất nhiều  đường nhánh . Chúng tôi không rành đường nên phải hỏi thăm dân địa phương . Họ chỉ lung tung thành mình  mất rất nhiều thì giờ chạy trên những con đường làng chật hẹp , chất đầy rơm rạ. Cuối cùng chúng tôi cũng đến con đường mệnh danh là đường HCM. Đường tuy nhỏ , chỉ có 2 làn xe nhưng còn mới , lát nhựa xe chạy êm ru. Động Phong Nha thời chiến tranh  nằm trên con đường mòn HCM , ngày nay vẫn còn thấy một bến phà  và con đường nhỏ chạy quanh co theo sườn nuí.
          Du khách mua vé tại bến đò : 30.000$/vé và thuê 200.000$/ chuyến ghe . Ghe phải chạy trên con sông nước đục ngầu ( vì mưa lớn trên nguồn ) trên 5km mới đến Động Phong Nha. Cửa vào động không lớn , chiều cao chỉ đủ chiếc ghe lách vào. Cũng may là hôm nay nước vưà rút nên ghe chúng tôi vào được. Ghe vào động , người lái ghe phải chèo bằng tay . Trong động không có ánh sáng nên chỉ thấy lờ mờ  có rất nhiều chiếc ghe đi qua lại . Ban Quản lý Động Phong Nha cũng cho bắt đèn màu trong những động đẹp . Vẽ đẹp lung linh , huyền ảo . Ghe cặp bến để du khách lên động chụp hình . Cũng như các động khác mà chúng tôi đã từng đến thăm như ở St Louis ( Hoa kỳ ) hay Vịnh Hạ Long  đều có những nhũ thạch rất đẹp , mang nhiều dáng dấp như Phật Bà , con thú …nhưng động to lớn  , hấp dẫn hơn nhiều …
          Động Phong Nha được xếp vào loại “ Di sản thiên nhiên cuả thế giới “ nên tỉnh Quảng Bình đã đầu tư nhiều vào đây để lôi cuốn du khách nước ngoài .
 
             




 
          Chúng tôi rời Phong Nha để kịp về Đànẳng trước khi trời tối .
          Một lần nữa chúng tôi qua  hầm Hải Vân  trong 10 phút . Cũng giống như những đường hầm ở các nước mà chúng tôi đã đi qua . Đường hầm dài hun hút , có gắn đèn sáng choang và máy hút  khói quay ầm ầm  . Xe nọ chạy cách xe kia 50m và luôn giử tốc độ từ 50 đến 60 km/giờ. Ước gì trong tương lai tại đèo Cả cuả Khánh hoà cũng có một con đường hầm như thế thì an toàn biết bao nhiêu .
          Trở lại Đànẳng thì trời đã tối , Chúng tôi ngủ một đêm ở Hotel Thanh Lich . Sáng hôm sau chúng tôi quay về Nhatrang bằng con đường ven biển đi Hội An . Sau đó chuyển qua đường quốc lộ 1A .
          Trong 8 ngày chúng tôi đã đi qua các tỉnh Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Thành phố Đànẳng , Quảng Trị và Quảng Bình  dọc theo đường Thiên Lý  Bắc Nam .
          Lúc lên đường tôi cứ phân vân không hiểu mình còn đủ sức khoẻ để đi một đoạn đường dài như vậy không ? Nhưng mỗi lần ngồi cầm tay lái để cho Liêm ngủ lấy sức , thì tôi lại thấy trong người khoẻ , sảng khoái hơn . Tôi chạy tốc độ vừa phải từ 60-70km/giờ nên trong lòng không áy náy và làm chủ được tốc độ. Nhưng cứ lái như thế thì biết bao giờ mới đến nơi!!!
          Người ta bảo : “ đi một ngày đàng học một sàn khôn “ . Tôi không còn ở cái tuổi phải học “ một sàn khôn “ nhưng tôi có những nhận xét sau đây :
          - Tôi cứ nghĩ rằng các thành phố từ Tuy Hoà trở ra là không sao bằng Nhatrang được. Nhưng bây giờ tôi mới thấy buồn là thành phố mình nhỏ quá ( đường ngắn ngủn , đa số chỉ có 2 làn xe ), nghèo qúa ( nhà cưả xây cất lom com , cao thấp , lô nhô )  , buồn quá ( không có nhiều khu mua sắm ) … chỉ thích hợp cho những người già cần nơi an dưởng nghỉ ngơi . Tuổi trẻ không thể thi thố tài năng tại Nhatrang được. Tôi không hy vọng gì các nhà đầu tư nước ngoài đến đây để xây cất những cơ sở kinh doanh hay siêu thị lớn  cở Metro hay Big C ( như Sàigòn và Đànẳng ) . Có chăng là những khu du lịch mà thôi .
          - Bải biển Nhatrang là đẹp nhất , không ở đâu bằng được .Đó có lẽ  là luật bù trừ để Nhatrang cuốn hút du khách. Tôi vẫn mê bải biển Nhatrang .
          - Con đường quốc lộ  1A ngày nay rất tốt . Chỉ có đoạn đường thuộc tỉnh Phú Yên là tệ hại nhất . Ô gà , ổ voi chằng chịt giửa lòng đường . Các xe chạy tránh các ổ voi hình như muốn đâm đầu vào nhau . Thật ghê hồn .
          - Các con , rễ , dâu  cuả chúng tôi đã lo toan chu đáo cho chuyến hành trinh này để chúng tôi hưởng được những niềm vui cùng với các cháu nội , ngoại . Nhất là Liêm  hết sức xốc vác , gánh hết mọi khó khăn trong việc chăm nom , ăn uống , vui chơi …cho các cháu . Cha mẹ chúng nó từ nay không cần phải ôm rịt con trong nhà để lo mọi thứ kể cả đút cơm cho chúng . Các con cứ mạnh dạn  cho chúng thoải mái , chúng nó sẽ tranh nhau ăn , tranh nhau chơi , tranh nhau ngủ…
          Thế là hạnh phúc ở quanh ta chứ không xa ! Đừng lo lắng quá nhiều !
 
Nhatrang , ngày 15.6.2008