DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Gởi con yêu

11/4/2024

GỞI CON YÊU
Trần Vĩnh Kỳ


Bài thơ tiếng Anh – Tác giả: Vô danh
TO OUR DEAR CHILD
On the day when you see us old, weak and weary
Have patience and try to understand us.
If we get dirty when eating, if we cannot dress on our own
Please bear with us and remember the times
We spent feeding you and dressing you up.
If , when we speak you,
We repeat the same thing over and over again.
Do not interrumpt us.Listen to us.
When you were small, we had to read to you the same story.
A thousand and one times until you went to sleep
When you don’t want to have a shower,
Neither same, nor scold us.
Remember when we had to chase you,
With your thousand excuses to get you to the shower?
When you see our ignorance of new technologies,
Help us navigate our way through those world wide webs.
We taught you how to do so many things.
To eat the right foods, to dress appropriately,
To fight for your right.
When at some moment we lose the memory
Or the thread of our conversation,
Let us have the necessary time to remember,
And if cannot, do not become nervous
As the most important thing, is not our conversation.
But sure to be with you and to have you listening to us.
If ever we do not feel like eating, do not force us.
We know well when we need to and when not to eat.
When our tired legs give away
And do not allow us to walk without a cane.
Lend us your hand. The same way we did,
When you tired your first faltering steps
And when some day we say to you,
That we do not want to live anymore, that we want to die.
Do not get angry,someday you will understand.
Try to understand that our age is not just lived but survived.
Some day you will realize that, despite our mistakes,
We always want the best for you;
And we tried to prepare the way for you.
You must not feel sad, angry nor ashamed for having us near you.
Instead, try to understand us and help us.
Like we did when you were young. Help us to walk.
Help us to live the rest of our life with love and dignity.
We will pay you with a smile and by the immense love.
We have always had, for you in our hearts.
We love you, child.
Mom and dad
**********************************
GỮI CON YÊU DẤU
Bản dịch của HUY PHƯƠNG
[do V.A.P.W phổ biến tháng 12/2007]
Nếu một mai, thấy cha mẹ già yếu
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
Những lúc ăn, mẹ thường hay vung vãi.
Hay tự cha, không mặc được áo quần.
Hãy nhẫn nại, nhớ lại thời thơ ấu.
Mẹ đã chăm lo, tả áo, bế bồng.
Bón cho con, từng hớp sữa, miếng ăn.
Cho con nằm trong nệm ấm, chăn bông.
Cũng có lúc, con thường hay trách móc.
Chuyện nhỏ thôi, mà mẹ nói trăm lần.
Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngủ.
Chuyện thần tiên, mẹ kể mãi không ngừng.
Có những lúc, cha già không muốn tắm
Đừng giận cha, mà la mắng nặng lời.
Ngày còn nhỏ, con vẫn thường sợ nước.
Từng van xin, đừng bắt tắm mẹ ơi.
Những lúc, cha không quen xài máy móc.
Chỉ cho cha, những hướng dẫn ban đầu.
Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ.
Có khi nào cha trách móc con đâu?
Một ngày nọ, khi cha mẹ lú lẫn.
Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò.
Nếu không phải là niềm vui đối thoại
Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.
Có những lúc, mẹ không buồn cầm đũa
Đừng ép thêm ! Già có lúc biếng ăn.
Con cần biết, lúc nào cha thấy đói.
Lúc nào cha thấy mệt, muốn đi nằm.
Khi già yếu, phải nương nhờ gậy chống.
Xin nhờ con, đỡ cha lấy một tay.
Hãy nhớ lại, ngày con đi chập chửng.
Mẹ dìu con, đi những bước đầu đời.
Một ngày kia, cha mẹ già chán sống.
Thì con ơi, đừng giận dữ làm chi.
Rồi mai này, đến phiên con sẽ hiểu.
Ở tuổi này, sống nữa để làm gì?
Dù mẹ cha, cũng có khi lầm lỗi.
Nhưng suốt đời, đã làm tốt cho con
Muốn cho con, được nên người xứng đáng.
Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn.
Con tức giận, có khi còn xấu hổ,
Vì mẹ cha giờ ăn đậu, ở nhờ.
Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại.
Những ngày xưa, khi còn tuổi ấu thơ.
Hãy giúp mẹ, những bước dài mệt mỏi.
Để người vui, đi hết chặng đường đời.
Với tình yêu và phẩm giá cuộc đời
Vẫn yêu con, như sông dài biển rộng
Luôn có con trong suốt cuộc đời này
Yêu con ! Cha có mấy lời cho con .
*********************************
ĐÔI LỜI CẢM KHÁI :
Ở một số loài động vật , tình thương của của con vật thế hệ trước đối với con cái của mình, vẫn mang tính chất của tập quán, bản năng sinh tồn nhiều hơn là sự biểu lộ của lý trí khôn khéo, của tình cảm thiết tha, đậm đà. Đến khi con vật con lớn lên, tự mình kiếm sống, tách rời khỏi cha, mẹ và tuân theo sự dẫn dắt của con đầu đàn. Con vật cha mẹ như voi, cọp khi về già không tự kiếm ăn được, thì đành chịu chết đói. Nhưng ở xã hội loài người [có tổ chức] có tiếng nói, văn tự , thì tình thương yêu của cha mẹ đối với các con và kể cả các cháu thật vô bờ bến. Thật vậy, chỉ có ở con người, tình thương yêu của cha mẹ, ông bà] dành cho thế hệ sau [con cháu] luôn luôn hiện diện ở khắp mọi nơi, mọi lúc, ở mọi giai tầng xã hội. Ngoài trách nhiệm và bổn phận, mà luân lý đạo đức của bản thân, gia đình, xã hội quy định... bậc cha mẹ lúc nào cũng thương yêu, hy sinh cho con cháu hết lòng, nhất là trong xã hội Á Đông, lâu nay chịu nhiều ảnh hưỡng của Đạo giáo :Khổng, Phật , Thiên Chúa v.v. Kể cả khi đã già, con cháu dù đã lớn tuổi, nhưng cha mẹ vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho con, chia xẻ vui buồn với hạnh phúc và bất hạnh của con cháu. Qua thi văn, người ta ca ngợi công ơn cha to lớn như núi Thái Sơn, tình thương của mẹ rộng lớn, tràn trề như biển Thái Bình, lai láng, luôn đầy ấp sự hy sinh.
Nước biển mênh mông, không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng, không phủ kín công cha.
Vô danh
Thật vậy,cha mẹ nào trên đời này cũng suốt một đời hy sinh , lo lắng cho con ... mong sao con trở nên người đạo đức, có ích cho gia đình và xã hội., và không bao giờ đòi hỏi con phải có sự bù đắp tương xứng .
Thế nhưng, ngược lại tình thương con dành cho cha mẹ thì ít sâu đậm hơn, thậm chí còn so đo, vị kỹ và có khi có những suy nghĩ, lời nói bất hiếu làm cha mẹ âu sầu, đau khổ. Dân gian vẫn thường có câu:”nước mắt chảy xuôi, không bao giờ chãy ngược về lại mắt”. Sự biểu lộ lòng hiếu thảo cũng khác nhau, tùy theo phong tục, tập quán và đạo đức xã hội của từng nơi, từng lúc, từng dân tộc. Sự báo hiếu thật ra chỉ có ở loài người. Loài vật nếu có một vài cử chỉ thương yêu đối với con vật mẹ, thì cũng chỉ là biểu lộ của bản năng sinh tồn, thói quen và tuyệt nhiên không hề có việc chăm sóc, nuôi dưỡng hay lo lắng khi cha mẹ đã già [không tự kiếm ăn được]. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có luật pháp và đạo đức nên việc cha mẹ lo cho con và ngược lại con cái báo hiếu cha mẹ là một bổn phận, một việc làm có trách nhiệm, có tình, có đạo lý.. Những tấm gương tiêu biểu, cảm động của 24 người con hiếu hạnh trong truyện cổ Trung Hoa [Nhị thập tứ hiếu] và còn rất nhiều gương thực tế ở đời nay... đã làm tim ta xúc động. Hoàn cảnh xã hội thời đó và bây giờ tuy có khác nhau, cách biểu lộ sự báo hiếu nơi này , nơi kia không giống nhau; cũng như tùy theo tập quán, phong tục đạo đức tuy có thay đổi; nhưng ý nghĩa ,mục đích của lòng hiếu thảo chắc chắn vẫn như củ .
Vừa rồi tôi có một người bạn chuyển trên mạng một bài thơ của một người cha gữi cho con , nguyên bản bằng tiếng Anh, bản dịch của nhà thơ Huy Phương [ở hải ngoại?] .Bài thơ cảm động, càng đoc càng thấy thắm thía, vì tình cha mẹ thương con; nhưng thật sự tình cảm này, theo tôi nghỉ là của một người cha gốc Á Đông thì đúng hơn. Chúng ta thấy nội dung bài thơ nguyên bản tiếng Anh, vẫn còn có những suy nghĩ, nhận xét của một người cha gốc Á Đông, giàu tình cảm ủy mị; và tình huống xãy ra đúng là ở một xã hội, còn đang phát triển, một gia đình có chung hai, ba thế hệ... Trong bài thơ, cha mẹ tủi hờn khi thấy con đối đải với mình không tế nhị và không thương yêu hết lòng; ngược lại với những hy sinh ,chăm sóc mà cha mẹ đã lo cho con lúc còn thơ ấu. Căn cứ trên nội dung nguyên bản tiếng Anh của bài thơ, tôi cố phỏng theo và làm một bài thơ theo lối Song thất lục bát, một thể loại dành cho những lời ‘gia huấn ca”, giống như những bài thơ trong tập Nhị Thập Tứ Hiếu của Quách Cư Nghiệp tiên sinh [đời nhà Nguyên, bên T.Hoa] được tiên hiền Lý văn Phức [đời Hậu Lê.VN] diễn ra quốc âm. Dĩ nhiên lời thơ và nội dung có chổ khác chút ít với nguyên bản, nhưng đã gọi là phỏng dịch thì chắc chắn ý và tình phải có thiếu sót. Rất mong sự lượng thứ của những bạn nào, vẫn còn chấp nhận gia đình là nền tảng của xã hội . Một quan niệm mà thế giới phương Tây ngày nay đang ‘’trên đường trở về nguồn’’.


GỮI CON YÊU DẤU
Phỏng dịch của Vy Kính- Trần vĩnh Kỳ
Con yêu hỡi, lắng nghe cha dạy
Hãy kiên trì, tìm hiểu song thân
Tuổi già, suy nhược đến gần
Nay đau mai yếu, rất cần đến con.
Chén cơm nhỏ, run tay rơi đỗ
Thức ăn rơi, vương vải cả người
Tay chân run rẩy buồn cười
Tự mình thay áo, cũng còn khó khăn
Khi di chuyển, tay chân đều yếu
Bước chân đi, lúc vững, lúc xiêu
Bàn tay con đở, con dìu
Vững hơn gậy nhỏ, tình yêu nhiệm mầu.
Con có nhớ, ngày xưa bé bỏng
Cha dắt dìu, từng bước đầu đời
Cha nâng, cha đở, chẳng rời
Dạy con từng chữ, từng lời yêu thương.
Giờ cha yếu, đỗ cơm, con trách
Nước làm văng, dơ vách, dơ nhà
Khiến con thẹn với người ta
Cha mẹ quê kệch, kè kè ở chung
Ai cũng biết ‘’cục cưng’’ lúc nhỏ
Mẹ đút từng miếng nhỏ, sợ xương
“Măm măm”hả miệng mẹ thương
Cha còn đóng kịch, nhăn răng, con cười
Con hả miệng, tiếng cười chưa dứt
Mẹ nhanh tay, vội đút miếng cơm
Thế mà còn dỗi, còn hờn
Mặt con phụng phịu, hất cơm vào người.
Mẹ nào nỡ, mắng la con trẻ
Mẹ chỉ làm sạch sẽ cho con
Con tôi nước mắt lăn tròn
« Mẹ ơi đừng tắm, con còn lạnh đây ! »
Còn bây giờ, mẹ già sợ tắm
Nước lạnh tanh, sợ lắm, mẹ run
Đâu còn như gốc cây tùng
Mẹ như sung chín, gió rung lìa cành.
Ở tuổi này, trí cha lú lẫn
Thức ăn rơi, làm bẩn con la
Ngày xưa con đái áo cha
Mẹ dành chỗ ướt, chỗ khô con nằm.
Đêm đã khuya, mẹ chưa an giấc
Chỉ vì còn tiếng muổi vo ve
Khi con rên nhỏ, mẹ nghe
Ôm con ru nhẹ, chở che giấc nồng.
Chuyện thần tiên, đêm nào cũng thế
Giọng dịu êm, mẹ kể ngàn lần
Mỉm cười, hồn nhẹ lâng lâng
Con vào giấc ngủ, muôn phần đáng yêu.
Mấy năm nay, tâm hồn đờ đẩn
Ở tuổi này, cha lẫn, mẹ sai
Nên chi kể chuyện dông dài
Trước sau lẫn lộn, nói hoài một câu.
Mẹ nào biết, ngôn từ mạch lạc
Thảo nào con, trách mẹ nói dai
Người xưa có nói khôi hài
Mẹ già chín chục, con đà bảy mươi.
Nhưng vẫn thấy con cười duyên dáng
Nét trẻ thơ, chưa bạc tóc râu !
Lắng nghe « con trẻ » thật lâu
Tỉ tê tâm sự, giải sầu cùng con.
Tuổi cha lớn, nhưng còn ham học
Thế hệ này, máy móc tân kỳ
Đời cha nào có biết gì
Mãi lo cật lực, chỉ vì nuôi con.
Nay sờ tới màn hình vi tính
Lạc vào trong thế giới ảo hình
Nút kia, chạm nhẹ vô tình
Trang Web biến mất, duyệt trình* ở đâu.
Hỏi con trẻ, vì đâu nên nỗi
Không chỉ bày, cái lỗi của cha
Con nhăn, con nhó, con la
Ngày xưa còn bé, chính cha dạy đồ.
Tập nắn nót, từng ô, từng nét
Con ê a, sớm biết đánh vần
Bao điều dạy dổ xa gần
‘’Lễ, nghĩa, trí, tín, nhân’’ cần dựng xây.
Nhị thập tứ, hiếu nhân ngày trước
Thời đại này, mỗi nước khác nhau
Nhưng hiếu vẫn được đề cao
Ơn cha, nghĩa mẹ cố sao đáp đền.
Ở ngoại quốc, ngày cha, ngày mẹ
Việt Nam mình, có lễ Vu Lan
Nhớ cha, nhớ mẹ muôn vàn
Cưu mang dưỡng dục, lòng tràn tiếc thương.
Tại sao, lúc mẹ cha còn sống
Không cận kề, như bóng với hình
Miếng cơm, ngụm nước ân tình
Đến khi cha mất, trách mình xiết bao.
Dù hối tiếc, mẹ nào sống lại
Phút giây này, quỳ lạy song thân
Phụng dưỡng, lo lắng, ân cần
Làm gương con cháu, hiếu nhân sau này.
Hãy kiên nhẫn, mỗi ngày tìm hiểu
Giúp song thân,vượt yếu tuổi già
Đừng buồn, đừng giận mẹ cha
Cha la, mẹ mắng cũng vì thương con.
Thôi mấy lời, dặn con ở lại
Chuyện vô thường, cũng phải tới phiên

Vui buồn,ly hợp, tử sinh

Mẹ cha chẳng tiếc, đời mình vì con
Mây lồng lộng, che trời chẳng kín,
Nước mênh mông, muôn sóng chập chùng
Ơn cha, nghĩa mẹ muôn trùng
Làm sao che trọn, đong đầy nghìn năm.
*browser = trình duyệt


Sài Gòn, 10/01/2008
Vy Kính – Trần Vĩnh Kỳ