Ung thư ở Việt Nam - Phần 4
BỊNH UNG THƯ Ở VIỆT NAM
Trần-Đăng Hồng, PhD
Phần 4. Thứ gì cũng độc hại
Theo tài liệu của World Bank phát hành năm 2024, trong các năm vừa qua mỗi năm Việt Nam xử dụng 19.154 tấn thuốc diệt sâu bọ (pesticide). Với dân số 100 triệu, mỗi người Việt Nam từ mới sanh tới người già hàng năm nhận 1,9 kg thuốc bảo vệ mùa màng. Nên nhớ rằng chỉ uống 28 g đủ giết chết một người nặng 68 kg.
Thuốc diệt trừ sâu bọ tác dụng xấu đến con người qua: (i) tiếp xúc qua da, (ii) qua hô hấp lỗ mủi, (iii) qua miệng. Hình thức uống qua miệng là chết nhanh nhất.
Cũng theo tài liệu của World Bank, hàng năm Việt Nam nhập cảng khoảng 30.000 tấn thuốc bảo vệ mùa màng, trong số này gồm 60% là thuốc diệt cỏ, và 40% là thuốc diệt sâu bọ.
Thuốc diệt cỏ đa số thuộc loại glyphosate. Công ty Monsanto ở Hoa Kỳ trong thập niên 1970 sáng chế thuốc diệt cỏ Roundup từ nguồn gốc cơ bản glyphosate. Thuốc diệt cỏ glyphosate là thuốc diệt cỏ toàn diện, diệt mọi loại cỏ từ cỏ lá rộng đến hòa bảng. Tại Việt Nam, thuốc diệt cỏ được xịt trên đồng ruộng để tiêu diệt mọi loại cỏ trước khi sạ lúa. Thuốc còn dùng để khai quang, diệt cỏ trên đường đi, trên bờ ruộng, trên bờ đê, và diệt lục bình trên sông rạch. Mặc dầu không làm chết người tức khắc khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ này, nhưng tường trình cho biết nó gây ung thư. Thuốc diệt cỏ này cũng làm chết các sinh vật trong nước như tôm cá. Hảng Monsanto đã bị kiện và bồi thường cho nạn nhân nhiều lần vì tác động gây ung thư này.
Xịt thuốc diệt cỏ trước khi sạ lúa
Diệt cỏ trên bờ ruộng, bờ đê, dọc lối đi
Diệt lục bình trong sông rạch bằng thuốc diệt cỏ
Xịt thuốc trừ sâu bọ trên lúa
Xử dụng máy bay xịt thuốc trừ sâu bọ trên cánh đồng lúa
Hậu quả của xịt thuốc diệt cỏ và thuốc diệt sâu bọ, ngoài việc bảo vệ mùa lúa cho năng xuất cao, nhưng đồng thời có tác hại lớn cho môi trường: (i) gió đưa thuốc đến vùng dân cư, (ii) nước ruộng và mương rạch bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến tôm cá tại chổ, đến nguồn nước sinh hoạt và ngay cả nước uống tại chỗ hay chảy đến nơi xa hơn.
Xịt thuốc cho vườn trái cây
Xịt thuốc trên cam quít
Xịt thuốc trừ sâu lên rau muống
Xịt thuốc trừ sâu trên khoai lang để diệt sùng trong củ khoai
Hình ảnh đẹp bắt mắt của rau cải ngoài chợ, nhưng tiềm ẩn bên trong là chứa thuốc diệt sâu
Theo Bộ Nông Nghiệp Việt Nam, chất tồn dư thuốc diệt côn trùng, diệt nấm bệnh, thuốc diệt cỏ trong các loại hoa màu bán có giá ở Việt Nam, từ hạt lúa, bắp, khoai, đậu, trái cây, rau cải, v.v. đều chứa hàm lượng cao từ 10-26% trên mức cho phép tại khu vực Hà Nội, và 10-30% tại khu vực Sài Gòn, theo thống kê năm 2010.
Trong năm 2023, các nước EU của Âu Châu lại cảnh báo cho các công ty xuất cảng trái cây Việt Nam về lượng dư thừa thuốc diệt sâu bọ và diệt mốc. Tương tự như vậy, đối với các nước như Trung quốc, Nam Hàn, Nhật Bản cũng cảnh báo dư thừa thuốc bảo vệ trong mọi thứ trái cây của Việt Nam.
Gần đây nhất, Nhật Bản đã thiêu hủy trên 1,4 tấn xoài riêng vì chứa chất procymidone vượt quá giới hạn cho phép của Nhật tới 3 lần; và thiêu hủy 4 tấn ớt vì chứa tricyclazole tới 200 lần trên mức cho phép.
Chỉ có Nhật Bản thiêu hủy các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Các nước khác thì trả lại Việt Nam, và các công ty xuất cảng Việt Nam bán rẻ cho người Việt trong nước, họ đã đầu độc người Việt.
Trái cây Việt Nam bề ngoài trông ngon lành nhưng tiềm ẩn thuốc độc hại chứa bên trong
Người Việt ngày nay cũng tự đầu độc mình bằng các hóa chất độc hại được bán công khai ở Chợ Kim Biên Sài Gòn: Các hương liệu, các chất phụ gia thực phẩm, các loại hóa chất bị cấm kinh doanh như chất ủ trái cây chín nhanh, chất tạo nạc thịt heo, hàn the.
Không những thế, phổ biến nhất trong các loại hóa chất thực phẩm là hóa chất chế nước lèo làm bún, phở, hủ tiếu, v.v. chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể khiến cho nồi nước lèo có vị ngon ngọt như nước hầm xương thực sự.
Các phụ gia gồm các hóa chất tạo mùi vị ngon ngọt, như mùi thịt bò, mùi tôm, v.v. được bao bì trông rất đẹp mắt được chưng bán từ siêu thị ở thành phố đến các quán nhỏ ở thôn quê. Các chất này được tiêu thụ rất phổ thông để nấu lẩu.
Một loại bột hóa chất tạo chua có bán tại chợ Kim Biên, chỉ cần pha với nước sẽ tạo một loại nước uống có hương vị y hệt Trà Chanh, một thức uống giải khát rất phổ thông hiện nay, với giá 1000 lần rẻ hơn trà chanh chính cống.
Trái mít (cũng như đu đủ, xoài, sầu riêng, v.v.) được chích một loại hóa chất do Trung quốc sản xuất để giúp trái cây mau chín và bảo quản được lâu hơn.
Những chất hóa học này không gây ngộ độc chết người ngay lúc đó mà nó ngấm dần vào cơ thể, khi tích tụ lại một lượng nhất định thì sẽ gây nên các bệnh rất nguy hiểm, thậm chí là gây ung thư.
Về thủy sản, Việt Nam là nước có nhiều lô hàng bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần khi được kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu của khoảng 30 quốc gia trên thế giới.
Chỉ tính trong năm 2014 đã có gần 32.000 tấn hàng thủy sản bị trả về Việt Nam.
Đầu năm 2021, Trung quốc trả về Việt Nam 15 trong số 40 lô hàng thủy sản.
Cũng năm 2021, tại thị trường EU (Tây Âu), đùi ếch đông lạnh của Việt Nam chứa chất cấm nitrofurans (furazonidone) mức dư lượng 17μg/kg nên Pháp trả về Việt Nam, còn Thụy Sỉ thì thiêu hủy.
Tóm lại, tại Việt Nam ngày nay, ăn hay uống bất cứ thứ gì cũng có chứa chất độc hại, không nhiều thì ít, chính vì vậy mà tuổi thọ và sức khỏe người Việt không cao mấy.
Theo VN Net ngày 01/03/2024, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê chung, hiện tuổi thọ trung bình của người Việt ở mức cao, trên 73 tuổi, nhưng số năm khỏe mạnh chỉ được 64, đặc biệt có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Ngoài ra, số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm.
Reading, 02/3/2024