DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Có loại cholesterol nào tốt cho sức khỏe không?

20/3/2016


CÓ LOẠI CHOLESTEROL NÀO TỐT CHO SỨC KHỎE KHÔNG ?

Trần Đăng Hồng, PhD

 

 

Trước đây, cholesterol được phân loại thành 2 thứ: LDL cholesterol “xấu” cho sức khỏe, và ngược lại HDL cholesterol thì “tốt” cho sức khỏe. Trên tạp chí Science ngày 11/3/2016 (1), một bài nghiên cứu do 52 tác giả gồm các trường đại học y khoa lừng danh thế giới như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Hòa Lan, Đức, Đan Mạch, v.v. cho biết sự phân loại cholesterol không giản dị như vậy, bởi vì cơ thể chứa HDL cholesterol cao cũng không bảo vệ được bệnh đau tim.

 

BẠN BIẾT GÌ VỀ CHOLESTEROL

Ở tuổi sau 40, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân đi thử máu, trong số đó là tổng số lượng cholesterol (total cholesterol) gồm LDL cholesterol, HDL cholesterol và Triglycerides tức các loại lipid (chất béo) khác.

LDL (low density lipoprotein cholesterol) thường tích tụ đóng trên vách mạch máu, làm xơ cứng và thu hẹp ống mạch máu vì vậy làm gia tăng cơ nguy đau tim (heart disease). Chính vì vậy, LDL cholesterol được cho là cholesterol xấu (bad cholesterol). Số lượng LDL trong máu càng thấp càng tốt, ít nhất phải dưới 3 mmol/l (116 mg/dL).

HDL (high density lipoprotein cholesterol) được cho là “tốt” (good cholesterol) bởi vì nó đuổi cholesterol “xấu” ra khỏi máu và như vậy bảo vệ không bị đau tim. Số lượng HDL trong máu càng cao càng tốt, phải trên 1 mmol/l (38,7 mg/dL). Đàn ông có nồng độ HDL <1 mmol/l (<40 mg/dL), hay đàn bà có HDL <1,29 mmol/l (<50 mg/dL) thường có nguy cơ bị đau tim; nồng độ >1,55 mmol/l (>60 mg/dL) mới có khả năng không bị đau tim.

Triglycerides là các chất béo khác chứa trong máu do thực phẩm chúng ta ăn. Thực phẩm chứa nhiều năng lượng calorie, rượu và đường được biến thành triglycerides và tích tụ trong tế bào béo. Triglycerides trong máu càng thấp càng tốt, phải dưới 1,7 mmol/l (67 mg/dL) .

Tổng số cholesterol (total cholesterol) phải thấp, phải dưới 5 mmol/l (200 mg/dL).

Và người khỏe mạnh phải có tỉ số Total cholesterol/HDL <4

 

Bảng 1. Phân loại mức độ nguy cơ đau tim của các loại cholesterol trong máu.

 

Đơn vị mmol/l

Cholesterol

Lý tưởng

Còn tốt

Nguy cơ thấp

Nguy cơ cao

Nguy cơ quá cao

LDL

0,026

0,026-0,033

0,034-0,040

0,041-0,049

>0,050

HDL

>1,55

 

 

 

 

Triglycerides

<1,70

1,73-3,85

3,88-5,15

5,17-12,90

>12,93

Total Cholesterol

 

 

5,17

 

>5,61

 

Đơn vị: mg/dL (milligram per deciliter)

Cholesterol

Lý tưởng

Còn tốt

Nguy cơ thấp

Nguy cơ cao

Nguy cơ quá cao

LDL

1

1-1,29

1,30-1,59

1,6-1,89

>1,9

HDL

>60

 

 

 

 

Triglycerides

<66

67-149

150-199

200-499

>500

Total Cholesterol

 

 

200

 

>240

 

Cước chú: Nồng độ cholesterol trong máu thường dùng bằng 2 đơn vị:

mmol/l hay mmol/L: millimole per liter.

mg/dL: milligram per deciliter. 1 mg/dL = 0.01 grams per liter (g/L).

1 mg/dL = 0.02586 mmol/l

1 mmol/l = 38,66976 mg/dL

Đổi đơn vị: http://www.onlineconversion.com/cholesterol.htm

 

 

Bác sĩ dựa vào số lượng cholesterol để chẫn đoán biết tiềm năng bị đau tim mạch hay không. Nếu cholesterol cao bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân thay đổi thực phẩm lành mạnh như ăn ít chất béo xấu, tập thể dục, hay uống thuốc làm giảm cholesterol.

Trước đây, các nghiên cứu chứng tỏ rõ ràng LDL (low-density lipoprotein) cholesterol kết tụ và đóng chung quanh vách của mạch máu, làm ống mạch máu thu nhỏ, ngăn cản máu lưu thông gây nên chứng đau tim và đột quỵ (stroke).

Tuy nhiên, vai trò của HDL trong các nghiên cứu trước đây không được rõ ràng lắm. Mặc dầu nồng độ cao HDL trong máu có liên quan đến sức khỏe tốt của hệ thống tim mạch, nhưng chưa có một thí nghiệm nào chứng minh vai trò của HDL trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

Để giảm nguy cơ đột tử vì bệnh tim mạch, các công ty y dược đã thành công bào chế thuốc loại “Statin” để làm giảm lượng LDL – cholesterol “xấu”.

Ngoài ra, các công ty y dược cũng đã đầu tư hàng triệu đô la để điều chế thuốc có mục đích làm gia tăng HDL mục đích bảo vệ tim mạch, nhưng cho tới nay, chưa có loại thuốc nào thành công bảo vệ được tim.

Năm 2006, thuốc torcetrapib ra đời có mục đích làm gia tăng lượng HDL – cholesterol “tôt”, tưởng là ngăn chận được đau tim nhưng ngược lại làm bệnh nhân chết vì đau tim nhiều hơn.

Một hợp chất thuốc mới đầy hứa hẹn có tên “Anacetrapib” của hảng Merk of Kenilworth ở New Jersey đang trong thời kỳ thử nghiệm, cho kết quả tốt nhưng thuốc này cũng làm hạ nồng độ LDL (như loại thuốc statin), nên khó mà cho rằng HDL có tác dụng tốt cho tim mạch.

Nghiên cứu của 52 nhà khoa học trên thế giới công bố trên tập san Science ngày 10/3/2016 thực hiện phân tích bộ gen của 852 người có lượng cao HDL trong máu và so sánh với nhóm 1156 người có lượng thấp HDL cholesterol.

Kết quả nghiên cứu cho biết đột biến một protein có tên SR-BI có tính liên kết với HDL và khiến cho cholesterol trong máu chuyển vào gan. Ai có đột biến này thì trong máu có chứa lượng cao HDL cholesterol, nhưng những người này lại có nguy cơ lớn về bệnh tim mạch.

Ở loài chuột không có protein SR-BI thì chứa lượng HDL cao trong máu. Mặc dầu HDL cholesterol được xem là “tốt”, nhưng ở những con chuột này các mạch máu cũng bị nghẹt xơ cứng của bệnh tim mạch.

Nghiên cứu ở người thấy 19 người có đột biến SR-BI. 16 người trong số này có lượng HDL cao.

Đây là một khám phá mới làm các nhà khoa học nay phải định giá lại vai trò của HDL. Trước đây cho rằng HDL là cholesterol “tốt” và có vai trò bảo vệ tim mạch. Nếu vậy, tại sao lượng HDL cholesterol trong máu thấp cũng ít xảy ra chứng đau tim, và như vậy nồng độ cao hay thấp của HDL trong máu không có dính dáng gì đến chứng đau tim. Nhiệm vụ của HDL là gì? Phải chăng HDL cao giúp lọc bỏ bớt triglycerides trong máu?

Các nhà khoa học khuyến cáo là các bác sĩ nên chấm dứt tuyên bố HDL là “cholesterol tốt”, và trong hiện tình chỉ nên cố gắng làm giảm lượng cholesterol “xấu” LDL trong máu bằng thuốc statin, và đồng thời phải thay đổi lối sống qua thực phẩm lành mạnh.

 

LÀM CÁCH NÀO GIẢM LƯỢNG LDL CHOLESTEROL XẤU TRONG MÁU

Mặc dầu trong máu còn chứa ít cholesterol “xấu” LDL, hay tổng số cholesterol còn thấp, các cơ quan y tế ở Anh và Mỹ đều khuyến cáo mọi người lớn tuổi nên áp dụng thực phẩm lành mạnh trong chương trình gọi là “Phương pháp chửa trị bằng cách thay đổi lối sống qua chế độ ăn uống” (TLC Diet, Therapeutic Lifestyle Changes) gồm hạn chế ăn chất béo bảo-hòa (saturated fat) và tránh ăn mỡ.

- Bạn có thể hấp thụ 25 tới 35% năng lượng hàng ngày qua chất béo không-bảo-hòa (unsaturated fats).

- Đa số chất béo bạn ăn phải là chất béo không-bảo-hòa-đơn (monounsaturated fat), và chỉ 10% tối đa là chất béo không-bảo-hòa-đa (polyunsaturated fat).

- Dưới 7% năng lượng hàng ngày có thể từ chất béo bảo-hòa.

- Mỗi ngày bạn chớ ăn quá 200 mg cholesterol chứa trong thực phẩm.

 

THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU CHẤT BÉO BẢO HÒA gồm:

- Sữa, sản phẩm của sữa như kem (cream), bơ, phó mát, ya-ua

- Thịt chứa nhiều mỡ, thịt đỏ (như thịt bò, heo, trừu, vịt, gà còn da, v.v.)

- Mỡ thú vật

- Dầu dừa, dầu cọ dừa, nước cốt dừa, margarine cứng chứa rất cao chất béo bảo hòa, nhưng rất ít cholesterol.

Chú ý là các sản phẩm làm sẳn như dồi thịt, sausage, burger, bacon chứa rất nhiều chất béo bảo hòa và cholesterol. Chẳng hạn một McDonald’s Big Mac chứa 85 mg cholesterol.

Ngoài ra, nhiều thực phẩm như chocolate có sữa, bánh ngọt, biscuits, toffee cũng chứa nhiều cholesterol.

 

THỰC PHẨM GIÚP LÀM HẠ CHOLESTEROL TRONG MÁU

Thực vật không chứa hay chứa rất ít cholesterol và chất béo bảo hòa như rau cải, ngũ cốc, các loại đậu, hạnh nhân (nut) và hạt.

 

THỰC PHẨM TỐT CHO SỨC KHỎE

Để đủ chất bỗ dưởng và năng lượng cần thiết, bạn cần phải ăn đầy đủ thực phẩm tốt gồm:

- Rau và trái cây

- Ngũ cốc như lúa mì, oat, gạo, v.v. tốt nhất là dạng chưa xay, chưa biến chế.

- Cá, thịt gà (không còn da)

- Hạnh nhân (nut) và hạt

- Thay thế protein động vật trong thịt bằng cách ăn nhiều đậu (trái đậu như đậu đũa, và hạt đậu đủ loại như đậu nành, kidney bean, v.v.)

- Hạn chế càng ít càng tốt: sữa và sản phẩm của sữa như bơ, cheese, ya-ua.

- Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, trừu, vịt).

- Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường và rượu.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

File:La Boqueria.JPG

Trái cây không có chứa cholesterol

 

LIỆT KÊ LƯỢNG CHOLESTEROL (mg) CHẤT BÉO (g)

Thực phẩm

Đơn vị

Cholesterol (mg)

Total Fat (g)

Saturated Fat (g)

Sữa tươi

1 lít

120

32

20

Yogurt

1 lít

110

28

20

Cheese

100g

100

30

20

Bơ (butter)

5 g

11

4

3

Margarine

5g

0

4

1

Dầu thực vật

15 ml

0

5

1-2

Trứng gà

1 trứng

212

5

2

Cá hồi (salmon)

100 g

63

12

2

Cá cod

100g

40

   

Cá thu

100g

30

1

0

Tàu hủ

250 g

0

5

1

Sò (phần thịt)

100 g

55

2

1

Cua

100 g

52

1

0

Tôm hùm

100 g

71

1

0

Tôm

100g

194

1

0

Mực

100g

231

1

0

Gan bò

100g

389

5

2

Thịt bò con (veal)

100 g

135

5

2

Thịt bò beefteak

100g

89

12

5

Thịt trừu

100g

106

14

6

Thịt heo (pork chop)

100g

85

25

10

Gan gà

100 g

631

6

2

Thịt gà (bỏ da)

100g

85

5

1

Tròng trắng trứng gà

 

0

   

Trái cây

 

0

   

Hạt ngũ cốc

 

0

   

Hạnh nhân (nuts)

 

0

   

 

 

 

Cước chú: Nếu bạn có nguy cơ đau tim (Total cholesterol >5,5), mỗi ngày bạn phải hạn chế ăn thực phẩm chứa tổng cộng <200 mg. Nếu bạn không có nguy cơ đau tim, bạn cũng không nên ăn quá 300 mg cholesterol/ngày.

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Zanoni, P. et al. (11/3/2016). Rare variant in scavenger receptor BI raises HDL cholesterol and increases risk of coronary heart disease. Science 351, 6278, page 11661171.

 

Reading, 3/2016