DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Phép trắc nghiệm CAT4

PHÉP TRẮC NGHIỆM TÌM NĂNG KHIẾU TRẺ CON – TRẮC NGHIỆM CAT4

Trần-Đăng Hồng, PhD

 

Từ hơn 20 năm nay, Bộ Giáo Dục nước Anh hỗ trợ các trường tiểu học và trung học áp dụng trắc nghiệm CAT (Cognitive Abilities Test – Phép thử năng lực nhận thức) để khám phá năng khiếu của trẻ em ở lứa tuổi 6,5 đến 13 của bậc tiểu học và trung học. CAT là một phương pháp trắc nghiệm giúp giáo viên và phụ huynh am hiểu các em học ra sao và tiềm năng học vấn thế nào. Phép thử CAT này được sửa đổi bắt đầu từ CAT 1 và mất 5 năm mới hoàn thiện với phiên bản CAT4 và phiên bản mới nhất này đã được áp dụng tại Anh từ 3 năm nay.

 Mặc dù trước đây đã có nhiều trắc nghiệm tập trung vào sự thành đạt của trẻ em trong các môn học chính, CAT4 được thiết kế để cung cấp cho các trường một cái nhìn rộng hơn, đầy đủ hơn về mỗi đứa trẻ, tiềm năng của chúng và cách chúng học ra sao. Kết quả trắc nghiệm sẽ giúp giáo viên quyết định về tốc độ học tập phù hợp cho mỗi học sinh và xem có cần hỗ trợ hay thử thách bổ sung hay không. Vì vậy, CAT không hẳn là trắc nghiệm IQ (intelligence quotient), vì trắc nghiệm này đo kiến thức của con người ở một tuổi nào đó. Kiến thức là do học tập, từ học vấn ở nhà trường đến kinh nghiệm thực tiển học hỏi ở trường đời. CAT, ngược lại, đo năng lực nhận thức bẩm sinh, khả năng suy đoán và không đòi hỏi kiến thức phải có ở đứa bé.

 Nhiệm vụ của CAT là đo sức bén nhạy của đứa trẻ liên quan đến suy nghĩ về hình dạng và mô hình (Non-Verbal Reasoning - Lý luận không bằng lời); ngôn từ (Verbal Reasoning - Lý luận bằng lời); con số (Quantitative Reasoning - Lý luận định lượng); và một số câu hỏi được trả lời bằng cách tạo ra và biến đổi hình ảnh trực quan (Spatial Ability - Khả năng không gian).

 Như vậy, 4 lãnh vực lý luận trên được trắc nghiệm vào đứa trẻ:

• Lý luận bằng ngôn từ (Verbal reasoning). Đó là khả năng diễn đạt ý tưởng và lý luận thông qua các từ ngữ, rất cần thiết đối với các đối tượng có nội dung ngôn ngữ cao và kỹ năng rõ ràng nhất được chọn bởi đánh giá theo phương pháp truyền thống.

• Lý luận không bằng ngôn từ (Non-verbal reasoning). Đó là khả năng lý luận qua hình dạng và mô hình.

• Lý luận bằng con số (Quantitative reasoning) bao gồm toán học và các môn khoa học.

• Khả năng không gian (Spatial ability) bao gồm không gian 2 chiều và không gian 3 chiều. Nhiệm vụ đo mối liên quan giữa hình ảnh và biến đổi hình ảnh với khả năng nhận biết qua lý luận trực giác. Trắc nghiệm này đo khả năng suy nghĩ và đưa ra kết luận theo ba chiều, rất cần thiết cho nhiều đối tượng theo đuổi các ngành Khoa học (Science), Kỹ thuật (Technology), Cơ Khí (Engineering) và Toán học (Maths).

 Các em phải trải qua trắc nghiệm kéo dài đúng 90 phút, lần lượt trả lời qua hàng trăm câu trắc nghiệm của 4 phần lý luận gồm lý luận ngôn từ, lý luận không bằng ngôn từ, lý luận bằng con số và khả năng không gian qua các thời lượng đã ấn định sẳn. Điểm được đánh giá theo từng loại lý luận nói trên, và điểm trung bình SAS cho cả 4 lý luận đó.

 Sau đây là vài ví dụ trắc nghiệm (Hình 1, 2, 3, và 4):


Hình 1. Lý luận bằng ngôn từ (Verbal Reasoning).

Phân loại ngôn từ: 3 từ ngữ ở hàng trên (rain, fog, sunshine) tiêu biểu một thể loại hiện tượng.

Chọn một từ trong số 5 từ ở hàng dưới có cùng thể loại với 3 từ nói trên.

Từ trả lời đúng là Snow, cùng với 3 từ trên mô tả hiện tượng Thời tiết.

Từ tương tự. Hàng trên mô tả 2 cặp. Carpet đi chung với Floor. Vậy Curtain đi chung với từ nào trong số 5 từ bên dưới. Trả lời đúng là Window, vì Curtain phải đi chung với Window.




 

Hình 2. Lý luận không qua ngôn từ (Non verbal Reasoning)

Phân loại hình. Hàng trên là 3 hình như nhau nhưng nằm up ngửa khác nhau. Vậy chọn hình nào trong 5 hình bên hàng dưới phù hợp với 3 hình trên. Trả lời đúng là Hình E, vì tương ứng ngược với hình 2 bên trên.

 Hình Matrices. Để ý dấu mũi tên 3 hình ở khung trên. Hình nào trong 5 hình ở khung dưới phù hợp với ? của khung trên. Câu trả lời đúng là hình C có 2 mũi tên đi xuống.




 

Hình 3. Lý luận với con số (Quantitaive Reasoning).

 Số tương đồng. Hàng trên có 3 sets: 1-2; 5-10 và 4-?. Vậy số nào trong 5 số ở hang dươi phù hợp cho ?. Trả lời đúng là số 8, bởi vì 2= 1x2; 10= 5x2, vậy 8= 4x 2 (đều x 2)

 

 Series số. Hàng trên có 7 số gồm 18, 5, 17, 16, 9 và -. Vậy số nào trọng số ở hàng dưới phù hợp vị trí -.

Để ý các số thứ 1, thứ 3, thứ 5 tức các số 18, 17, 16 cách nhau bằng 1 (-1). Còn các số hàng thứ 2, thứ 4 và thứ 6 tức các số 5, 7, 9 cách nhau bằng +2, vậy con số đúng ở vị trí - là 15, bởi vì 14+2 -1 = 15




 

Hình 4. Lý luận không gian (Spatial ability)

Phân tích hình. Bên trên có 2 hình vuông. Nếu xếp một góc cạnh rồi xoi lỗ trên chỗ xếp. Chọn 1 trong 5 hình ở hàng dưới phù hợp với hình vuông ở hàng trên khi không còn xếp. Trả lời đúng là hình D vì khi không còn xếp thì có 2 lổ đối diện với lằn xếp.

 Nhận diện hình. Có 5 hình với các đường vẻ khác biệt. Hình dưới sẽ phù hợp với một phần của hình nào bên trên. Trả lời đúng là hình E

 

CÁCH CHẤM ĐIỂM

Điểm thô (Raw Scores). Điểm thô của một học sinh là số câu hỏi đã được trả lời đúng. Điểm thô được so sánh với thành quả đạt được của các học sinh cùng nhóm tuổi.

Để so sánh hai học sinh cùng số tuổi thì dùng Standard Age Scores (SAS) theo đó điểm trung bình mỗi nhóm tuổi là 100 và độ lêch chuẩn (standard deviation) là 2.

Để so sánh đứa trẻ trong tầm mức quốc gia, thường dùng National Percentile Rank (NPR).

 Tuy nhiên quan trọng và thường dùng nhất là sử dụng số Stanine (ST). ST là số điểm thô của từng lý luận của 4 lãnh vực (verbal, non-verbal, quantitative và Spatial), và số trung bình SAS của 4 lãnh vực này chia thành 9 thang bậc (hình 5).




Hình 5. Chín bậc thang điểm Stanine ST.

 

Người với năng lực nhận thức trung bình có SAS = 97-103 và ST= 5.

 Người với năng lực nhận thức dưới trung bình có SAS = 74 – 96 và ST = 2 – 4.

 Người với năng lực nhận thức rất thấp có SAS < 73 và ST = 1.

 Ngược lại, người với năng lực nhận thức trên trung bình có SAS= 104 – 116 và ST= 6-8.

 Người với năng lực nhận thức rất cao có SAS > 127 và ST = 9.

 Ngưới với năng lực nhận thức siêu hạng, coi như thiên tài có SAS= 141.

Đường chéo nối từ Lower General Ability đến Higher General Ability, và vùng trắng diễn tả năng lực nhận thức cân bằng giữa 4 lý luận lãnh vực (Hình 6).

 Càng đi xa đường chéo này thì năng lực nhận thức càng mất cân đối, nhất là ở vùng màu cam sậm và vùng tím (Hình 6).


 

Hình 6. Sơ đồ với 4 cạnh gồm Spatial SAS, Verbal SAS, Spatial Stanine và verbal Stanine, với 4 đỉnh Lower General Ability, Higher General Ability, Increased Spatial Bias và Increased Verbal Bias.

 

Ví dụ, người có năng lực nhận thức ở điểm A (Hình 7, góc trái, bên trên, gần với Increased verbal bias), thì quá giỏi trong lãnh vực Verbal (xuất khẩu thành thơ, rất giỏi trong lối học từ chương ngày xưa) thì có khuynh hướng yếu kém về Khoa học, Kỹ Thuật, Cơ khí và Toán.

 Ngược lại, người có năng lực nhận thức ở điểm B (góc mặt, bên dưới, gần vùng Increased Spatial bias) thì rất giỏi về nhận thức không gian, 2 hay 3 chiều, nhưng lại thiếu khả năng biểu lộ qua Verbal, nên cũng khó thành đạt tốt.

 Em bé có năng lực nhận thức chung SAS rất thấp (vị trí D) thì không thành công trong đường học vấn ở cấp cao, vì vậy nên khuyến khích chuyển qua học nghề.

Tương tự như vậy, em bé có năng lực nhận thức dưới trung bình cũng rất khó thành công ở học vấn cấp cao vì vậy nên chuyển hướng học nghề trung cấp mới dễ thành đạt.

Ở vị trí C, đưa trẻ có bản năng nhận thức rất cao, rất thành công trên đường học vấn cấp cao.

 Nếu em nào có điểm ở đỉnh Higher General Ability, có điểm khoảng 141, thì thuộc loại thiên tài, trong một triệu người mới có 1 hay 2 em như vậy (Hình 7).


Hình 7. Sơ đồ mô tả các vị trí yếu kém (như A, B, D) hay tài giỏi (C).

Sau đây, là một ví dụ điển hình học vấn của cô bé 10 tuổi, tên Lauren Ryan, học lớp 6. Điểm của 4 lãnh vực được mô tả ở Hình 8, và vị trí SAS trung bình 4 lãnh vực đuợc đánh dấu ở Hình 9.


 

Hình 8. Điểm của 4 lãnh vực và điểm trung bình chung SAS của Lauren


 Hình 9. Vị trí SAS trung bình 4 lãnh vực của Lauren được đánh dấu bằng hình thoi đen.

 

DIỄN GIẢI.

Điểm SAS chung 4 lãnh vực của Lauren được ghi ở chấm đen trong Hình 9.

 Vị trí này cho thấy Lauren có khuynh hướng Verbal hơn Spatial. Tuy nhiên, cả hai Verbal và Spatial đều mạnh nên Lauren có khả năng cao hoàn thiện học vấn cấp cao qua khả năng viết, thảo luận, đi đôi học hành với sáng tạo, cũng như làm việc gì có hình ảnh, sơ đồ, vật thể 3 chiều, bản đồ, và các phương pháp học tập có hình ảnh.

 Ngoài ra, Lauren có khuynh hướng thích viết hơn học tập qua mô hình, chứng minh hay mô phỏng.

 Lauren cũng rất thích hợp việc học ngoại ngữ. Cô ta cũng sẽ hoàn thiện tốt học Khoa học, Thiết kế kỹ thuật, Đia lý học vì dựa trên bản năng cao về Spatial của cô ta.

 Dựa vào các diễn giải nói trên, giáo viên cũng như phụ huynh hỗ trợ việc học theo năng khiếu của em, cũng như em có thể chọn nghể nghiệp theo năng khiếu và sở thích.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÁNH

 GL Assessment – CAT4 Cognitive Abilities Test: Fourth Edition & CAT4 Young Learners. https://www.gl-assessment.co.uk/…/gl877-cat4-primary-sample…

 

Reading, 19/10/2019