DR TRẦN-ĐĂNG HỒNG & KIM-THU
Reading, UK

Tản mạn về rồng

 
Xuân Nhâm Thìn

TẢN MẠN VỀ RỒNG
 
 


Quốc huy VNCH
 
Trong 12 con giáp của âm lịch, 11 con thú là có thật trên địa cầu (chuột, trâu, cọp, mèo, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo), chỉ có con rồng (thìn) là một loài thú thần thoại, nghĩa là không có thật.
          Không những là con thú thần thoại của văn hóa Đông Phương, nhất là văn hóa Trung hoa, mà văn hóa Âu Tây cũng có con rồng thần thoại. Một đặc điểm chung ở mọi văn hóa, rồng đều tượng trưng cho sức mạnh phi thường.
          Vì là thần thoại, hình dạng con rồng được mô tả khác nhau tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc.
          Theo văn hóa Âu Châu, nhất là các thần thoại Hy Lạp, rồng là quái vật, có sức mạnh, hung dữ và ác độc. Đó là một loài bò sát khỗng lồ, thân có vảy, đôi chân to giống chân thằn lằn, có cánh như dơi và bay được, đuôi dài, miệng phun ra lửa hay khói độc, mắt rất to thấy mọi vật từ xa. Riêng thần thoại Nga xô thì rồng có 3 đầu, đầu có khả năng mọc lại tức thì khi bị chặt đứt.
          Tùy theo thần thoại của mỗi dân tộc, rồng có thể không có chân, hai chân, 4 chân, hay nhiều hơn.
 

File:Ljubljana dragon.JPG
Rồng Âu Châu
 
Chữ “Dragon” có nguồn gốc Latinh “drakeîn”, có nghĩa là trông thấy rất rõ ràng, vì vậy, theo thần thoại Hy Lạp, rồng có nhiệm vụ canh gát kho tàng, đền đài hay mỹ nhân. Tuy có sức mạnh phi thường, da có vảy cứng gươm giáo không đâm thủng được, nhưng cuối cùng cũng bị giết chết bởi tráng sỉ dùng mưu kế để đâm vào miệng hay mắt, là hai tử huyệt.
Tại Châu Á, hình dạng rồng cũng thay đỗi tùy mỗi dân tộc. Hình tượng rồng Trung Hoa tỗng hợp của nhiều loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá.
 


Rồng Trung Hoa
 
          Hình tượng rồng Trung hoa được thấy khắc từ đời nhà Tần (Shang) và nhà Chu (Zhou) ở thế kỷ 16 trước Tây Lịch. Theo các nhà khảo cổ, rồng có nghĩa là “âm vang của sấm” – long trời lở đất. Người Tàu phát âm là “Lóng” theo tiếng Mandarin, hay "lùhng" theo tiếng Cantonese. Người Nhật gọi rồng là "ryū" hay "ryō", còn người Đại Hàn thì "ryong".
Theo văn hóa Trung Hoa, rồng là một trong bốn linh vật – Tứ Linh: Long, lân, quy, phụng. Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.
Rồng Tàu có thể bay, có thể lặn trong nước, có thể ngậm nước phun tạo mưa bảo (vòi rồng) lụt lội, trên đất rồng rùng mình thì đất nghiêng núi lở, động đất, dưới biển thì tạo sóng thần. Theo Thuyết Văn Giải Tự thì: “Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực”.
Rồng tiêu biểu cho 4 sức mạnh của thiên nhiên tạo thành vũ trụ gồm Gió, Lửa, Đất và Nước. Rồng Âu châu thì “hửu dũng vô mưu”, nhưng rồng Á châu tượng trưng cho quyền lực, thông thái, siêu việt, phép thuật, mưu kế, và trường thọ. Vì vậy rồng được tượng trưng cho hoàng đế.
Rồng Nhật Bản, tương tự rồng Tàu, có thân rắn khỗng lồ, không có cánh, chân có 3 móng, khác với rồng Tàu có 5 móng. Thân rồng chứa toàn nước. Rồng Nhật tượng trưng cho mưa bảo. Theo huyền thoại về vua Jimmu thì vua Nhật là hậu duệ của rồng.
 

File:Hokusai Dragon.jpg
Rồng Nhật Bản
 
Rồng Ấn Độ là rắn có 3 đầu, tượng trưng cho khô hạn, là kẻ thù của thần Indra. Thần Indra là thần gây chiến tranh, bão tố và mưa lũ. Rồng Ấn Độ cũng là kẻ thù của Voi, một linh vật trong Ấn giáo.
 

Indian dragon & elephant, Aberdeen Bestiary manuscript c. 1200, Aberdeen University Library
Rồng Ấn Độ
 
Rồng Việt Nam.
Dầu bị Tàu đô hộ ngàn năm, hình dạng rồng Việt Nam khác hẳn rồng Tàu. Rồng Việt Nam phối hợp cơ thể của 5 thú là cá sấu, rắn, thằn lằn và cá. Hình dạng rồng biến đổi theo thời đại:
Vì sống trong vùng đầm lầy sông Hồng, cá sấu (thuồng luồng, giao long) được dân Lạc Việt thờ phụng, là hình ảnh đầu tiên của rồng. Các khai quật khảo cỗ cho thấy con rồng thời tiền sữ Việt Nam là rồng thuồng luồng cá sấu, có đầu của cá sấu, thân dài của rắn. Các di chỉ khảo cỗ ở Bắc Ninh thì rồng có đầu của mèo, khóe miệng có râu, cỗ dài, thân có cánh và vi.
Vào đời nhà Ngô (938-965), con rồng khắc trong thành Cỗ Loa có thân ngắn, giống thân mèo và lưng có kỳ như cá.
Vào triều đại nhà Lý (1010–1225), rồng có thân hình con thằn lằn, thân uốn thành 12 khúc cân đối tượng trưng 12 tháng. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Lưng có vảy nhỏ nối tiếp và đều đặn. Đầu có bờm dài, râu cằm, không có sừng, đầu ngước cao. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh quéo lên. Mũi có mào đều đặn, khác hẳn cái mũi thú của rồng Trung Hoa. Lưỡi nhỏ rất dài. Miệng rồng luôn ngậm viên ngọc lớn, gọi là “châu”, tượng trưng cho nhân ái, cao thượng và trí thức, khác vời rồng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Hoa ôm ngọc bằng chân trước. Rồng có khả năng biến đỗi thời tiết, ảnh hưởng mùa màng. Ngày nay chúng ta có thể thấy rồng đòi nhà Lý ở Văn Miếu Hà Nội.
 


Rồng Việt Nam đời nhà Lý tại Công Viên Đầm Sen Sài Gòn.
 
          Vào đời nhà Trần (1225-1400), rồng tương tự như rồng nhà Lý, nhưng trông có vẽ hùng dũng hơn, có thêm chân và sừng, bờm ngắn hơn, thân cong và dẹp, càng gần đuôi thì thon nhỏ lại. Có nhiều loại đuôi, thẳng và nhọn, hay đuôi cong uốn khúc. Vảy cũng nhiếu thứ, đều đặn như nủa cánh hoa, hay hơi uốn cong.
          Vào đời nhà Lê (1428 – 1789), vì ảnh hưởng của Trung Hoa qua Khỗng Giáo, rồng Việt Nam giống rồng Tàu. Đầu sư tử, mũi lớn, thân chỉ uốn 2 lần. Chân có 5 móng.
 

File:RongMac.JPG
Đầu rồng (đời nhà Mạc)
 
Vào đời nhà Nguyễn (1802-1945), rồng có đuôi uốn khúc, kỳ dạng gươm nhọn, đầu và mắt to, có sừng, mũi sư tử, nhe răng nanh, vảy đều đặn. Rồng chầu có 5 móng, rồng thường 4 móng.
 
File:Roof detail, dragon.jpg
Rồng nhà Nguyễn
 
 
 
Rồng Việt Nam qua các hoa văn
 
Vào thời Việt Nam Cộng Hòa, hình dạng rồng không khác mấy với rồng đời nhà Nguyễn. Đối với người Việt, rồng tượng trưng cho nhà vua, sự thịnh vượng và sức mạnh quốc gia. Vì vậy, rồng thời Việt Nam Cộng Hòa thường được in trên quốc kỳ. Ngoài ra, Air Viêt Nam trước 1975 cũng lấy rồng làm kỳ hiệu, mong muốn vẫy vùng khắp năm châu. Vì thời cuộc đổi thay, con rồng hiện thành con thằn lằn, để đêm đêm chắc lưởi tiếc thầm.
 

File:Coat of Arms of South Vietnam (1954 - 1955).svg
Rồng thời Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975)



 Con dấu của Tổng Thống VNCH
   

  


Rồng Air Vietnam (1951-1975)
 
Reading, 01/2012 
Trần-Đăng Hồng